Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10355
Nhan đề: ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG METHANOL VÀ KOH LÊN SỰ HÌNH THÀNH DẦU SINH HỌC TỪ MỘT SỐ NGUỒN PHẾ PHỤ PHẨM CỦA ĐỘNG THỰC VẬT.
Tác giả: TS. Nguyễn, Văn Ây
Nguyễn, Lê Thu Sang
Từ khoá: Sinh học
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Hiện nay, nguồn nhiên liệu tự nhiên từ hóa thạch đang dần bị cạn kiệt và thay vào đó là nguồn nhiên liệu sinh học sạch, giảm ô nhiễm môi trường. Diesel sinh học là một trong những nguồn nhiên liệu điển hình. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng methanol và KOH, cũng như nguồn nguyên liệu phụ phế phẩm (mỡ cá, mỡ heo, dầu thực vật đã qua chế biến và dầu thực vật) lên quá trình hình thành biodiesel. Trong quá trình thử nghiệm điều chế biodiesel từ các nguồn nguyên liệu cho thấy: (i) hàm lượng CH3OH và KOH có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo ra biodiesel, trong đó hàm lượng CH3OH 15-20% kết hợp với KOH nồng độ 0,05-0,1M tạo ra hàm lượng biodiesel cao nhất (247 ml – 262,83 ml) so với nguyên liệu ban đầu là 297 ml – 315ml. Hơn nữa các nguồn nguyên liệu khác nhau sẽ tạo ra hàm lượng dầu sinh học khác nhau. Nguyên liệu dầu thực vật và mỡ cá cũng như mỡ heo cho hàm lượng dầu sinh học cao (249,5 – 251,2 ml, hiệu suất đạt từ 83,17 đến 83,73%). Kết quả này cho thấy việc tận dụng các nguồn nguyên liệu từ phụ phế phẩm động thực vật vào quá trình sản xuất biodiesel rất khả quan, từ đó góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.* Từ khóa: Methanol, phế phụ phẩm động thực vật, potassium hydroxide, dầu sinh học.
Mô tả: 40tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10355
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.51 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.79.70


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.