Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10691
Nhan đề: Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn salmonella phân lập từ mẫu thịt lợn, thịt bò và thịt gà tại các chợ bán lẻ tại Hà Nội
Tác giả: Nguyễn, Thanh Việt
Nghiêm, Ngọc Minh
Võ, Thị Bích Thuỷ
Từ khoá: Kháng kháng sinh
Thịt bán lẻ
Salmonella
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Công nghệ Sinh học;Số 16(3) .- Tr.553-564
Tóm tắt: Salmonella kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng trên toàn thế giới. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella từ thịt bán lẻ ở Hà Nội và sự nhạy cảm của chúng đối với 8 loại kháng sinh phổ biến trong điều trị và chăn nuôi ở việt Nam. Tổng số 25/90 (27,8%) mẫu dương tính với Salmonella. Có 9 serovar được xác định, bao gồm 5- Typhimurium (44%), S. Derby (16%), S. Warragul, S. Indiana, S. Rissen (8%), và S. London, S. Melcagridis, S. Give, S. Assine (4 %). S. Typhimurium (44%) là serovar phổ biến nhất. Đặc biệt có 13 chủng (52%) kháng ít nhất một loại kháng sinh. Tỷ lệ Salnumollu đa kháng là 69,23% (9/13 mẫu), 44% (11/25 mẫu) Salmonella kháng streptomycin và tetracycline, 32% (8/25 mẫu) kháng chloramphenicol. Tất cả các chủng đều nhạy cảm với cellazidime. Dữ liệu này chỉ ra rằng thịt bán lẻ là nguồn chứa Salmonella đa kháng phơi nhiễm cho con người. Cần thiết lặp các chương trình giám sát, kiểm soát Salmonella và tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng trực tiếp về tình trạng nhiễm Salmonella trong thực phẩm và sự lưu hành các chủng kháng kháng sinh ở Hà Nội.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10691
ISSN: 1811-4989
Bộ sưu tập: Công nghệ sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5.1 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.192.3


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.