Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10710
Nhan đề: Thành phần phiêu sinh vật ở ao nuôi cá lóc (Channa striata) trước và sau khi xử lý bằng plasma lạnh
Tác giả: Nguyễn, Thị Kim Liên
Trần, Thị Lam Anh
Từ khoá: Nuôi trồng thủy sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự ảnh hưởng của hệ thống plasma lạnh đến sự phát triển của phiêu sinh vật từ nguồn nước thải ao nuôi cá lóc (Channa striatus). Nguồn nước ban đầu được lấy từ nguồn nước thải ao nuôi cá lóc. Thí nghiệm được tiến hành gồm 2 nghiệm thức, nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức có xử lý bằng plasma lạnh, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Tổng cộng có 8 đợt thu mẫu, mẫu thu 1 ngày/ lần và thu liên tục trong 8 ngày. Kết quả đã xác định được 73 loài tảo thuộc 5 ngành, trong đó tảo mắt có thành phần loài cao nhất (34 loài), tảo khuê có số loài thấp nhất (3 loài). Có sự biến động khá cao về mật độ tảo qua các đợt thu mẫu. Tảo mắt chiếm ưu thế ở nghiệm thức đối chứng (729.456 cá thể/L) trong khi tảo lục chiếm ưu thế ở nghiệm thức có xử lý bằng plasma lạnh (83.200 cá thể/L). Ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận được tổng 42 loài động vật nổi thuộc 4 nhóm, trong đó Rotifera có thành phần loài phong phú nhất với 20 loài, kế đến là Protozoa 12 loài, các nhóm còn lại từ 2-6 loài. Mật độ động vật nổi ở nghiệm thức đối chứng có xu hướng cao (3.833.115 cá thể/m3) vào giai đoạn đầu của thí nghiệm, trong khi ở nghiệm thức có xử lý plasma lạnh có mật độ thấp (432.660 cá thể/m3) vào thời điểm này. Nhìn chung, chất lượng nước từ bể nuôi cá lóc được cải thiện trong vòng 8 ngày sau khi xử lý bằng plasma lạnh.
Mô tả: 14 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10710
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.7 MBAdobe PDF
Your IP: 18.188.175.182


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.