Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10715
Nhan đề: Quần xã tuyến trùng làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong mô hình nuôi sinh thái ở rừng ngập mặn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau
Tác giả: Nguyễn, Thị Mỹ Yến
Trần, Thành Thái
Nguyễn, Tấn Đức
Ngô, Xuân Quảng
Từ khoá: Ao nuôi tôm sinh thái
Rừng ngập mặn
Cà Mau
Cơ sở thức ăn
Tuyến trùng sống tự do
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Công nghệ Sinh học;Số 16(3) .- Tr.581-588
Tóm tắt: Quần xã tuyến trùng sống tự do được nghiên cứu để tìm hiểu cơ sở thức ăn tự nhiên từ nhóm sinh vật này phục vụ cho công nghệ nuôi tôm mô hình sinh thái trong rừng ngập mặn dựa trên mật độ và thành phần loài theo mùa. 24 mẫu tuyến trùng được thu thập trong 8 ao nuôi tôm sinh thái (mỗi ao thu 3 mẫu lặp lại) thuộc 4 ấp ở xã Tam Giang, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau qua 3 đợt khảo sát tương ứng với mùa khô, giao mùa và mùa mưa năm 2015. Kết quả cho thấy, mật độ, thành phần giống của quần xã tuyến trùng ở khu vực nghiên cứu cao, với tổng số 111 giống, 32 họ, 10 bộ thuộc 2 lớp được ghi nhận. Mật độ phân bố của quần xã tuyến trùng cao, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. số lượng và thành phần giống trong quần xã giảm dần từ mùa khô sang mùa mưa. Các giống Pseudolella, Dichronema, Gomphioneina, Ponponema, Halalaimus, Sphagrotheristus, Eumorpholaimus, Euleutherolaimus, Parodontophora, Ptycholaimellus, Sabatieria là những đại diện điển hình trong ao nuôi tôm sinh thái khu vực nghiên cứu. Hai giống Daptonema và Terschellingia chiếm ưu thế hoàn toàn so với các nhóm khác. Bên cạnh đó, thành phần giống của quần xã khác nhau theo thời gian, số lượng giống trong mùa khô cao hơn mùa mưa. Một số giống dù xuất hiện trong 1 đợt còn phần lớn thành phần tuyến trùng xuất hiện ở tất các đợt khảo sát. Mật độ trung bình quần xã tuyến trùng trong các ao khảo sát dao động từ 222 ± 12.2 (cá thể/10 cm²) đến 7255 ± 5454 (cá thể/10 cm²). Mật độ cao và thành phần đa dạng của tuyến trùng sống tự do góp phần làm thức ăn tự nhiên hữu ích cho tôm nuôi sinh thái, với vai trò trong chu trình dinh dưỡng của mô hình nuôi sinh thái trong rừng ngập mặn, quần xã sinh vật này trở thành nguồn thức ăn quan trọng cho tôm ở các giai đoạn khác nhau.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10715
ISSN: 1811-4989
Bộ sưu tập: Công nghệ sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.12 MBAdobe PDF
Your IP: 18.118.166.98


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.