Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/10975
Nhan đề: Khảo sát vai trò của rong biển trong ao nuôi tôm quảng canh cải tiến ở tỉnh Cà Mau
Tác giả: Nguyễn, Thị Ngọc Anh
Nguyễn, Thị Vân Thi
Từ khoá: Nuôi trồng thủy sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Khảo sát được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (QCCT), (1) có rong hỗn hợp, (2) có rong rong câu và (3) không có rong xuất hiện tự nhiên trong ao nuôi tôm QCCT ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá vai trò và tác động của rong đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi. Kết quả cho thấy ao nuôi tôm QCCT có rong hỗn hợp và rong câu đạt năng suất tôm sú trung bình lần lượt là 336,8 và 282,1 kg/ha/năm tương ứng với lợi nhuận là 57,8 và 70,2 triệu đồng/ha/năm, cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ao không có rong (năng suất tôm sú: 107,7 kg/ha/năm và lợi nhuận: 39,0 triệu đồng/ha/năm). Tuy nhiên, năng suất tôm tự nhiên và cua biển ở ao QCCT không có rong cao hơn nhiều (p<0,05) so với ao có rong. Đa số ý kiến nông hộ (81,7-91,7%) cho rằng rong biển và thực vật thủy sinh có vai tro quan trọng trong ao nuôi tôm QCCT như cải thiện chất lượng nước, làm thức ăn trực tiếp và là nơi trú ẩn cho tôm, cua. Bên cạnh đó, khi rong phát triển quá mức gây ra một số tác hại như thối nước, cản trở quá trinh di chuyển của tôm, cua,… làm giảm năng suất ao nuôi (33,3-70,0%). Nhưng ao có rong phát triển ở độ phủ từ 30-50% thường cho năng suất cao hơn ao không có rong nhưng diện tich che phủ của rong >50% sẽ gây hại cho ao nuôi và 40% nông hộ thich duy tri rong câu trong ao nuôi hơn các loài rong khác.
Mô tả: 17 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn:8080//jspui/handle/123456789/10975
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
521.53 kBAdobe PDF
Your IP: 3.139.82.23


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.