Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/11734
Nhan đề: Đánh giá tác động của việc sử dụng tham số hóa đối lưu trong dự báo đợt mưa lớn tháng 7 năm 2015 trên khu vực Bắc Bộ bằng mô hình phân giải cao
Tác giả: Dư, Đức Tiến
Hoàng, Đức Cường
Mai, Khánh Hưng
Hoàng, Phúc Lâm
Từ khoá: Dự báo mưa lớn Bắc Bộ
Mô hình WRF-ARW
Tham số hóa vật lý đối lưu
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khí tượng Thủy văn;Số 699 .- Tr.1-8
Tóm tắt: Bài báo trình bày thử nghiệm dự báo đợt mưa lớn kỉ lục trên khu vực Bắc Bộ tháng 7 năm 2015 bằng mô hình WRF-ARW với điều kiện biên từ mô hình toàn cầu GFS (Mỹ). Việc hạ quy mô thực hiện thông qua thiết lập hai lưới tính 15 km và 5 km cho mô hình WRF-ARW và dự báo đến hạn 72h. Hai lớp thử nghiệm đã được thực hiện gồm có sử dụng (CPS) và không sử dụng tham số hóa đối lưu (noCPS) trên lưới tính phân giải cao 5 km. Ứng với mỗi dự báo, 32 trường hợp gồm các cấu hình khác nhau được thiết lập để loại trừ trường hợp kết quả phụ thuộc vào một cấu hình vật lý cụ thể của mô hình WRF-ARW. Các kết quả đánh giá cho thấy ở hạn dự báo 24h tại các ngưỡng mưa lớn (50mm/24h và 100mm/24h) việc sử dụng các sơ đồ tham số hóa (CPS) cho kết quả tốt hơn so với việc không sử dụng tham số hóa đối lưu (noCPS) trên lưới tính phân giải cao 5km. Tuy nhiên ở các hạn 48h và 72h, khi không sử dụng tham số hóa đối lưu hay quá trình đối lưu được giải một cách tường minh trong mô hình (explicit) cho phép tăng được kĩ năng dự báo hơn khi thử nghiệm dự báo mưa lớn cho đợt mưa lớn trên khu vực Bắc Bộ.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/11734
ISSN: 2525-2208
Bộ sưu tập: Khí tượng Thủy văn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_3.71 MBAdobe PDFXem
Your IP: 18.190.156.80


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.