Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13686
Title: Sử dụng vật liệu sau ủ nấm để sản xuất phân compost
Authors: Trương, Hoàng Đan
Huỳnh, Tấn Khoa
Thạch, Lậy
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: May-2018
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Mô hình trồng nấm rơm bằng thực bì lúa ma được đưa vào nghiên cứu nhằm hạn chế cháy rừng, không gây ảnh hưởng đến môi trường đồng thời phát triển sinh kế cho người dân tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Tuy nhiên phế phẩm sau quá trình ủ nấm rơm nếu không được xử lý hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn tài nguyên. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện, với mục tiêu tổng quát là ứng dụng quá trình ủ phân compost để xử lý phế phẩm nông nghiệp từ mô hình trồng nấm tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Nghiên cứu tiến hành bố trí thí nghiệm ủ phân compost từ các loại nguyên liệu khác nhau trên các khối ủ có diện tích bằng nhau với 4 nghiệm thức lần lượt là rơm, lúa ma, lúa ma phối trộn tri - co, rơm phối trộn tri - co. Phân compost sau quá trình ủ được đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu dinh dưỡng. Ngoài ra chất lượng phân sau ủ còn được đánh giá thông qua thử nghiệm trồng rau muống. Các thông số được tính toán, xử lý và vẽ đồ thị bằng phần mền Microsoft Excel 2010. Thực hiện phân tích thống kê mô tả, thống kê One - Way - ANOVA phép kiểm định Ducan để so sánh thành phần dinh dưỡng của các nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc kết hợp giữa các nguyên liệu ủ nấm với nấm trichoderma cho ra phân compost nhanh hơn. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân compost của rơm tri - co và lúa ma tri - co có chất lượng tốt, dao động trong khoảng 1,395 - 1,902%. Năng suất rau muống khi trồng trên phân comspost của rơm tri - co đạt giá trị cao nhất, tiếp theo là rơm lúa ma tri - co.
Mô hình trồng nấm rơm bằng thực bì lúa ma được đưa vào nghiên cứu nhằm hạn chế cháy rừng, không gây ảnh hưởng đến môi trường đồng thời phát triển sinh kế cho người dân tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Tuy nhiên phế phẩm sau quá trình ủ nấm rơm nếu không được xử lý hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn tài nguyên. Vì vậy nghiên cứu được thực hiện, với mục tiêu tổng quát là ứng dụng quá trình ủ phân compost để xử lý phế phẩm nông nghiệp từ mô hình trồng nấm tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Nghiên cứu tiến hành bố trí thí nghiệm ủ phân compost từ các loại nguyên liệu khác nhau trên các khối ủ có diện tích bằng nhau với 4 nghiệm thức lần lượt là rơm, lúa ma, lúa ma phối trộn tri - co, rơm phối trộn tri - co. Phân compost sau quá trình ủ được đánh giá chất lượng thông qua các chỉ tiêu dinh dưỡng. Ngoài ra chất lượng phân sau ủ còn được đánh giá thông qua thử nghiệm trồng rau muống. Các thông số được tính toán, xử lý và vẽ đồ thị bằng phần mền Microsoft Excel 2010. Thực hiện phân tích thống kê mô tả, thống kê One - Way - ANOVA phép kiểm định Ducan để so sánh thành phần dinh dưỡng của các nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc kết hợp giữa các nguyên liệu ủ nấm với nấm trichoderma cho ra phân compost nhanh hơn. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân compost của rơm tri - co và lúa ma tri - co có chất lượng tốt, dao động trong khoảng 1,395 - 1,902%. Năng suất rau muống khi trồng trên phân comspost của rơm tri - co đạt giá trị cao nhất, tiếp theo là rơm lúa ma tri - co.
Description: 60 tr.
60 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13686
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.24 MBAdobe PDF
Your IP: 3.226.254.255


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.