Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/14056
Nhan đề: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA
Tác giả: Quách, Ngọc Thịnh
Nguyễn, Văn Hậu
Từ khoá: Kỹ thuật Điện
Năm xuất bản: 3-thá-2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Trong công nghiệp, máy điện được sử dụng khá rộng rải trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: cơ khí, tự động hoá, chế biến lương thực thực phẩm, nông nghiệp… Hầu hết máy điện được sử dụng chủ yếu là loại động cơ không đồng bộ ba pha bởi vì nó có nhiều ưu điểm nổi bật như: cấu tạo đơn giản, chế tạo dễ dàng, giá thành thấp cũng như vận hành dễ dàng, khắc phục sự cố nhanh hơn và hiệu suất cũng khá tốt (80%-90%). Tuy nhiên, động cơ không đồng bộ ba pha lại có nhược điểm là dòng khởi động khá lớn (từ 4 đến 7 lần dòng điện mức). Dòng điện khởi động quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ, đồng thời các xung lực cơ khí lớn cũng làm ảnh hưởng thiết bị: ổ bi, cơ cấu trục quay… như vậy sẽ tăng chi phí bảo trì bảo dưỡng và thay thế. Khi dòng điện khởi động lớn đồng nghĩa sụt áp lớn, điện áp tại đầu cực động cơ nhỏ hơn so với điện áp định mức, làm mô men mở máy nhỏ, động cơ khởi động chậm có thể gây cháy động cơ. Vì thế, yêu cầu đặt ra là cần hạn chế dòng mở máy đến mức thấp nhất có thể cho động cơ không đồng bộ ba pha. Từ trước đến nay trong công nghiệp có nhiều phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ ba pha như: khởi đông trực tiếp, khởi động sao – tam giác, khởi động dùng biến tần, khởi động dùng khởi động mềm… sẽ giải quyết được vấn đề đã nêu bằng cách tính toán, mô phỏng và thực nghiệm để so sánh các phương pháp trên nhằm tìm ra phương pháp khởi động tối ưu nhất.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/14056
ISSN: B1408345
Bộ sưu tập: Trường Bách khoa

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.83 MBAdobe PDF
Your IP: 18.216.94.152


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.