Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/18016
Nhan đề: Ứng phó với stress ở tín đồ Phật giáo
Tác giả: Nguyễn, Thị Minh Hằng
Từ khoá: Tâm lý học Phật giáo
Tín đồ Phật giáo
Ứng phó
Ứng phó với stress
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tâm lý học;Số 6 .- Tr.20-38
Tóm tắt: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tôn giáo có ảnh hưởng tích cực đến cách mà con người ứng phó với khó khăn, căng thẳng. Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở lý thuyết của Pargament về ứng phó tôn giáo (1997), lý thuyết của Carver về ứng phó (1997). Công cụ nghiên cứu bao gồm thang đo ứng phó rút gọn (Brief COPE) của Carver (1997) và bảng hỏi về các biến nhân khẩu và biến tôn giáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tín đồ Phật giáo ứng phó tập trung vào vấn đề nhiều nhất, tiếp đến là ứng phó tập trung vào cảm xúc, kiểu ứng phó né tránh ít biểu hiện nhất. Các biến số nhân 'khẩu ảnh hưởng rất ít đến cách mà tín đồ Phật giáo ứng phó với stress, trong khi đó, các biến số tôn giáo như tình trạng tôn giáo, quy y, thời gian quy y, nơi thực hành Phật pháp thường xuyên, nhóm thực hành, tần suất thực hành và niềm tin vào Phật pháp có ảnh hưởng đáng kể đến cách ứng phó của họ. Thời gian quy y là yếu tố dự báo được cả ba kiểu ứng phó với stress ở tín đồ Phật giáo. Ngoài ra, tình trạng tôn giáo có thể dự báo được ứng phó tập trung vào vấn đề và tần suất thực hành Phật pháp dự báo được ứng phó tập trung vào cảm xúc. Trong bài viết này các kết quả nghiên cứu được lý giải, bàn luận và từ đó đề xuất các hướng nghiên cứu trong tương lai.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/18016
ISSN: 1859-0098
Bộ sưu tập: Tâm lý học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_10.92 MBAdobe PDFXem
Your IP: 18.216.94.152


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.