Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22050
Nhan đề: Thành phần động vật không xương sống cỡ lớn vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ
Tác giả: Nguyễn, Thị Kim Liên
Võ, Văn Ngà
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu là nhằm xác định tính đa dạng thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn ở vùng nuôi thủy sản nước lợ thuộc ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Nghiên cứu được tiến hành vào 2 đợt (tháng 3/2019 và tháng 6/2019) với 29 điểm thu mẫu, mẫu ĐVKXSCL được thu bằng vợt lưới hình chữ D (0,2- 0,5mm) với diện tích 20m2. Kết quả đã ghi nhận có tổng cộng 50 loài ĐVKXSCL thuộc 5 lớp, trong đó lớp Gastropoda là phong phú nhất 15 loài (30%), kế tiếp Insecta 14 loài (28%), các nhóm còn lại có số loài thấp hơn là Malacostraca, Bivalvia, Arachnida biến động từ (3-11 loài, 6-22%). Thành phần loài ĐVKXSCL ở sông nhánh có xu hướng đa dạng hơn sông chính, mật độ trung bình của ĐVKXSCL trên sông chính (2.877 ct/20m2) thấp hơn so với sông nhánh (3.257 ct/20m2). Ở vùng có độ mặn trung bình thấp Sóc Trăng (S=8 ‰) thành phần loài cao hơn so với vùng có độ mặn trung bình cao như Bạc Liêu (S=15,6 ‰), Cà Mau (S=18,9 ‰), loài hiện diện thường xuyên là Dostia violacea, Littoraria melanostoma (Gastropoda), Acetes (Malacostraca). Chỉ số H’ đợt 1 cao nhất ở ST10 (H’=1,48) ghi nhận được 8 loài (44 cá thể/20m2) cho thấy mức độ ô nhiễm của khu vực này là trung bình, H’ đạt thấp nhất ở BL3 (H’=0) tìm thấy 4 loài (22 cá thể/20m2 có thể thấy thủy vực bị ô nhiễm nặng. Bước vào đợt 2 điểm thu ST8 đạt cao nhất (H’=2,27) tìm thấy 5 loài (529 cá thể/202) có thể thấy thủy vực ở đây chỉ ô nhiễm nhẹ, CM3 (H’=0,04) với 4 loài (2.339 cá thể/20m2) thủy vực này bị ô nhiễm nặng. H’ có sự biến động lớn giữa các điểm thu mẫu và dao động từ 0,22-1,19 đối với sông chính và 0,31-1,47 đối với sông nhánh, thể hiện sông nhánh có thành phần loài đa dạng hơn sông chính, loài chiếm ưu thế là Acetes (Malacostraca). Gastropoda, Malacostraca và Insecta ở tháng 3 có thành phần loài cao hơn tháng 6 cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ ở đợt 1 cao hơn đợt 2.
Mô tả: 19tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22050
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
816.34 kBAdobe PDF
Your IP: 3.17.128.129


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.