Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22414
Nhan đề: Nghiên cứu sử dụng các loài rong biển khác nhau làm giá thể trong ương giống cua biển (Scylla paramamosain)
Tác giả: Nguyễn, Thị Ngọc Anh
Nguyễn, Thành Công
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm được tìm ra loài rong biển thích hợp làm giá thể trong ương cua giống đạt tỉ lệ sống và năng suất cua giống (S. paramamosain) cao. Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức với ba lần lặp lại và bố trí ngẫu nhiên. Nghiệm thức đối chứng, bể nuôi không có giá thể và 6 nghiệm thức còn lại được bổ sung giá thể là rong câu (Gracilaria) hoặc rong bún (Enteromorpha intestinalis) với ba mật độ rong: 0,5, 1 và 2 kg/m2. Cua con giai đoạn 2 có khối lượng trung bình 0,019 g được nuôi với mật độ 300 con/m2 trong bể 250-L với độ mặn 20‰, cua được cho ăn Artemia sinh khối đông lạnh thỏa mãn 2 lần/ngày trong thời gian 4 tuần. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống của cua ở tất cả các nghiệm thức giảm theo thời gian nuôi. Khi kết thúc thí nghiệm, nghiệm thức đối chứng đạt tỉ lệ sống thấp nhất (17,4%), kế đến là các nghiệm thức rong bún đạt từ 27,8-35,9%, và cao nhất là các nghiệm thức rong câu (53,3-70,7%). Mặc dù các nghiệm thức có rong biển đạt tỉ lệ sống cao hơn dẫn đến tăng trưởng chậm hơn nhưng sinh khối và năng suất cua được tăng cao đáng kể. Hơn nữa, hàm lượng TAN và NO2-ở nghiệm thức rong câu thấp hơn nhiều so với nghiêm thức đối chứng và nghiêm thức rong bún giúp cải thiện chất lượng nước. Kết quả chứng tỏ sử dụng loài rong câu rất thích hợp làm giá thể trong ương cua giống đạt năng suất cao.
Mô tả: 13tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22414
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
281.83 kBAdobe PDF
Your IP: 18.218.184.214


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.