Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/2343
Nhan đề: Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa thơm kháng bệnh bạc lá cho các tỉnh phía Bắc
Tác giả: Dương, Xuân Tú
Phạm, Thiên Thành
Tăng, Thị Diệp
Tống, Thị Huyền
Lê, Thị Thanh
Nguyễn, Thị Thu
Nguyễn, Trí Hoàn
Từ khoá: Bệnh bạc lá
Cây lúa
Chỉ thị phân tử
Gen mục tiêu
Mùi thơm
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam;Số 60(2) .- Tr.59-64
Tóm tắt: Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa thơm kháng bệnh bạc lá được thực hiện tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (CLT&CTP) từ năm 2010. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra chỉ thị 4 mồi (ESP, IFAP, INSP và EAP) được sử dụng để nhận diện gen mùi thơm (fgr) với độ chính xác 95%; các chỉ thị Npp81, RG556 và P3 nhận diện các gen Xa4, Xa5 và Xa7 kháng với vi khuẩn gây bệnh bạc lá ở các tỉnh phía Bắc với độ chính xác lần lượt là 96, 93 và 97%. Kết quả của việc sử dụng phương pháp chọn tạo giống bằng đánh giá kiểu hình kết hợp với chỉ thị phân tử chọn kiểu gen mục tiêu đã chọn được giống lúa thơm HDT10 thích hợp cho gieo trồng trong vụ xuân và vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc đáp ứng mục tiêu chọn tạo như thời gian sinh trưởng ngắn (105 ngày trong vụ mùa), năng suất đạt 6,0-6,5 tấn/ha, thể hiện tính kháng với bệnh bạc lá. Qua khảo nghiệm quốc gia tại các tỉnh phía Bắc, giống lúa HDT10 đã được đánh giá cao, được công nhận cho sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc từ năm 2017.
Định danh: http://172.18.63.105/jspui/handle/123456789/2343
ISSN: 1859-4794
Bộ sưu tập: Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_3.92 MBAdobe PDFXem
Your IP: 3.22.181.81


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.