Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/24574
Nhan đề: Phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa khu vực Tây Nguyên
Tác giả: Bùi, Văn Thanh
Nguyễn, Thế Cường
Nguyễn, Thị Vân Anh
Nguyễn, Văn Sinh
Từ khoá: Phát triển nguồn tài nguyên
Cây thuốc
Tri thức bản địa
Khu vực Tây Nguyên
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam;Số 04(733) .- Tr.45-48
Tóm tắt: Thông qua thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý tổng hợp hệ sinh thái núi Nam Trường Sơn nhằm bảo tồn và khai thác bền vững”, mã số TN18/T07 (thuộc Chương trình KH&CN Tây Nguyên 2016-2020), đã ghi nhận tại Tây Nguyên có 4782 loài thuộc 1458 chi và 257 họ thực vật trong các ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là đa dạng nhất, với 4393 loài (chiếm 91,86% tổng số loài). Đề tài cũng ghi nhận được 1713 loài cây làm thuốc (chiếm 35,82% tổng số loài thực vật) của 257 họ trong các ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành Ngọc lan có 1582 loài (chiếm 92,35% tổng số loài làm thuốc); 167 loài cây thuốc quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ, trong đó có 88 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 53 loài có tên trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Kết quả thống kê bước đầu ghi nhận khoảng 450 bài thuốc và 800-1000 loài cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc tại khu vực Tây Nguyên để chăm sóc sức khỏe. Một số loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị cao có thể đưa vào nhân trồng với quy mô lớn như Sâm ngọc linh, Đảng sâm (hay còn gọi là Đẳng sâm), Thông đỏ, Giảo cổ lam, các loài Bình vôi, Hoàng đằng, Bí kỳ nam, Trầm hương, Sâm cau, Lan kim tuyến…
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/24574
ISSN: 1859-4794
Bộ sưu tập: Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.63 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.79.70


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.