Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/29783
Nhan đề: Phá quang kỳ giống lúa mùa Nàng Quớt Biển bằng phương pháp xử lý đột biên sốc nhiệt
Tác giả: Trần, Thị Phương Thảo
Võ, Công Thành
Nguyễn, Bích Hà Vũ
Từ khoá: Chống chịu mặn
Lúa mùa
SDS-PAGE
Sốc nhiệt
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam;Số 61(07) .- Tr.50-55
Tóm tắt: Trước tình hình biến đổi khí hậu, Đồng bằng sông Cửu Long đang cần những giống lúa ngắn ngày (90-120 ngày), có khả năng chịu mặn cao (12-19 dSm-1), kháng rầy nâu và phẩm chất tốt. Nàng Quớt Biển là một giống lúa mùa có khả năng chịu mặn 12-15 dSm-1. Tuy nhiên, giống có thời gian sinh trưởng khá dài (150-180 ngày). Chính vì vậy, giống lúa mùa Nàng Quớt Biển được phá quang kỳ bằng phương pháp xử lý đột biến sốc nhiệt ở 500C trong thời gian 5 phút. Các dòng đột biến được trắc nghiệm khả năng chống chịu mặn theo phương pháp của IRRI (1997), phân tích đánh giá phẩm chất qua các thế hệ và trắc nghiệm khả năng chống chịu rầy nâu, sau cùng kiểm tra độ thuần bằng phương pháp điện di SDS-PAGE. Kết quả cho thấy ở thế hệ M4 chọn được hai dòng ưu tú NQBĐB 1-2-1-1 và NQBĐB 2-1-6-3 thuần có thời gian sinh trưởng ngắn (≤110 ngày), chiều cao cây <120 cm, hàm lượng amylose <20%, chống chịu rầy nâu, chống chịu đổ ngã. Đặc biệt, hai dòng này có khả năng chịu mặn ở 19 dSm-1 (cấp 5) và đều thích hợp cho mô hình tôm - lúa.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/29783
ISSN: 1859-4794
Bộ sưu tập: Khoa học & Công nghệ Việt Nam

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.03 MBAdobe PDF
Your IP: 3.235.251.99


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.