Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/31205
Nhan đề: Thành phần động vật đáy trong khu vực nước ngọt (Cần Thơ) và lợ, mặn (Sóc Trăng)
Tác giả: Vũ, Ngọc Út
Lê, Thị Ngọc Trinh
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự đa dạng thành phần loài động vật đáy (ĐVĐ) ở khu vực nước ngọt (Cần Thơ) và nước lợ, mặn (Sóc Trăng) làm cơ sở đánh giá chất lượng môi trường nước nhằm chủ động trong việc quản lý nguồn nước phục vụ cho sự phát triển thủy sản bền vững. Nghiên cứu được thực hiện với 4 đợt thu mẫu (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 năm 2019) tại 19 điểm trên sông chính và sông nhánh. Kết quả ghi nhận tổng cộng 87 loài thuộc 5 nhóm gồm lớp chân bụng (Gastropoda) 34 loài (39%),lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 26 loài (30%), lớp giáp xác lớn (Malacostraca) 12 loài (17%), ngành phụ giun nhiều tơ (Polychaeta) 10 loài (15%) và lớp giun ít tơ (Oligochaeta) 2 loài (2%). Số lượng loài ở Cần Thơ (43 loài) thấp hơn Sóc Trăng (60 loài). Mật độ ĐVĐ biến động từ 3-6.307 ct/m2. Chỉ số đa dạng Shannon (H’), độ giàu loài (d) và chỉ số đồng đều (J’) dao động lần lượt từ 1,2-2,8; 1,4-4,8 và 0,5-0,9. Dựa vào chỉ số H’cho thấy kết quả chất lượng nước tại các vị trí thu mẫu ở mức ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm trung bình.
Mô tả: 16tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/31205
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
575.77 kBAdobe PDF
Your IP: 18.117.153.38


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.