Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/31376
Nhan đề: So sánh sự bài tiết ammonia, nitrite của tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Tác giả: Trương, Quốc Phú
Trương, Thái Bảo
Từ khoá: Bệnh học thủy sản
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 đấn tháng 12 năm 2019 tại Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của thí nghiệm nhằm xác định lượng TAN và nitrite của tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) bài tiết ra môi trường nước, đồng thời xác định lượng TAN và nitrite tích lũy trong máu tôm. Nghiên cứu được thực hiện bao gồm 2 thí nghiệm. Cả hai thí nghiệm đều được bố trí gồm 4 nghiệm thức: (i) tôm sú – không cho ăn, (ii) tôm thẻ - không cho ăn, (iii) tôm sú – cho ăn, và (iv) tổm thẻ - cho ăn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Nước dùng trong thí nghiệm được pha từ nước ót (80 ppt) và nước máy để thành nước có độ mặn 15 ppt. Tôm dùng trong thí nghiệm có kích cỡ 5-7 g được nuôi trong 4 bể 250 L tương ứng với 4 nghiệm thức, trong đó tôm ở nghiệm thức 1 và 2 bị bỏ đói 2 ngày và tôm ở nghiệm thức 3 và 4 được cho ăn no với thức ăn Grobest 40% protein trong 2 ngày. Trước khi bắt đầu thí nghiệm 1 giờ, tôm ở nghiệm thức 3 và 4 được cho ăn lần cuối, sau đó tôm được bố trí lên bể kính 20L với mật độ 2 con/bể. Ở thí nghiệm 1, mẫu nước được ở các bể thí nghiệm được thu ở các thời điểm 0, 3, 6, 12, 24 và 48 giờ để đo lượng TAN và nitrie tôm bài tiết ra môi trường nước. Ở thí nghiệm 2, mẫu máu tôm được thu vào thời điểm 0, 3, 6 và 12 giờ để đo lượng TAN và nitrite tích lũy trong máu. TAN và nitrite được đo bằng phương pháp phenate (4500- NH3 F.) và phương pháp so màu (4500-NO2- B.). Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng TAN và nitrite mà tôm sú bài tiết cao hơn so với lượng TAN và nitrite do tôm thẻ bài tiết (p<0,05). Sự khác biệt về lượng TAN và nitrite bài tiết giữa tôm được cho ăn và tôm không được cho ăn khác biệt không ý nghĩa (p>0,05). Tôm sú bài tiết 0.397 mg TAN/g tôm và 62.5 µg N-NO2-/g tôm trong 48 giờ, tương ứng với 0.0085 mg TAN/g/h và 1.3 µg N-NO2-/g/h. Tương tự, tôm thẻ chân trắng bài tiết 0.312 mg TAN/g tôm và 6.3 µg N-NO2-/g tôm trong 48 giờ, tương ứng với 0.0065 mg TAN/g/h và 1.3 µg N NO2-//g/h. Trong điều kiện không thay nước, lượng TAN và nitrite tích lũy trong máu tôm sú là 3,087 µg/L và 0.58 µg/L. Lượng TAN và nitrite tích lũy trong màu tôm thẻ chân trắng 2.32 µg/L và 2.69 µg/L.
Mô tả: 16tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/31376
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
563.98 kBAdobe PDF
Your IP: 3.19.27.178


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.