Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/32428
Title: Thử nghiệm sinh sản và ương cá lóc (Channa striata) ở độ mặn khác nhau
Authors: Nguyễn, Thanh Phương
Đặng, Trí Thức
Keywords: Nuôi Trồng Thủy Sản
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh sản, giai đoạn phát triển phôi và tăng trưởng của cá lóc giai đoạn bột. Cho cá lóc sinh sản bằng kích dục tố HCG (lập lại 3 lần) ở những độ mặn khác nhau, nguồn cá bột từ thí nghiệm trước được bố trí ương (lập lại 3 lần) để nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của cá lóc bột. Qua kết quả nghiên cứu thấy được sức sinh sản tương đối thực tế ở nghiệm thức 0‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 3, 6‰. Thời gian phát triển phôi kéo dài khi độ mặn tăng từ 23giờ (0‰ ) lên 24 giờ 30 phút (6‰). Tỉ lệ nở của cá cao nhất ở nghiệm thức 0‰, kế đến là nghiệm thức 6‰ và thấp nhất ở nghiệm thức 6‰. Khối lượng và chiều dài của cá đạt được sau khi cá có cơ quan hô hấp khí trời ở các độ mặn lần lượt là 0‰ (397,43±73,88mg và 1,69±0,196cm), 3‰ (190,28±61,21mg, 1,285±0,02cm) và 6‰ (165,17±44,12mg, 1,278±0,02cm). Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 0‰ lần lượt là 41,7±1,56%/ngày và 20,75±1,4%/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 3‰ (35,1±1,24%/ngày, 18,88±1,3%/ngày) và 6‰ (33,7±0,84%/ngày, 18,37±0,9%/ngày). Tỉ lệ sống ở nghiệm thức 3‰ (84,33%) và 6‰ (80%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 0‰ (70,33%). Qua đó cho thấy cá lóc có khả năng sinh sản trong môi trường nước lợ và cá lóc bột cũng có khả năng phát triển ở độ mặn từ 0‰ đến 6‰. Kết quả này mở ra tiềm năng sinh sản và ương nuôi cá lóc ở những vùng xâm nhập mặn.
Description: 18tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/32428
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
988.11 kBAdobe PDF
Your IP: 3.134.103.74


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.