Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/40382
Nhan đề: Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
Tác giả: Đào, Việt Hằng
Lê, Quang Hưng
Nguyễn, Phúc Bình
Nguyễn, Mạnh Hùng
Lâm, Ngọc Hoa
Đào, Văn Long
Nguyễn, Thị Thủy
Đinh, Viết Sang
Vũ, Hải
Từ khoá: Học sâu
Nội soi đại tràng
Polyp đại tràng
Phát hiện polyp
Trí tuệ nhân tạo
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Y học;Tập 130, Số 06 .- Tr.101-110
Tóm tắt: Từ 11/2019 đến 06/2020, nhóm tác giả thu thập 8.190 ảnh nội soi đại tràng (NSĐT) có polyp và 4.000 ảnh NSĐT không polyp, chia thành tập huấn luyện và tập kiểm chứng nhằm xây dựng mô hình AI. Mô hình học sâu đề xuất được xây dựng theo kiến trúc U-Net với nhánh EfficientNet, huấn luyện trong 150 bước với thuật toán SGD và đánh giá bởi chỉ số F1, giá trị dự đoán dương tính (PPV), độ nhạy (Se), độ đặc hiệu (Sp). Kết quả trên tập kiểm chứng cho thấy chỉ số F1 trên 2 tập ảnh khi hội tụ đạt > 95 %. Kết quả kiểm định thuật toán trên tập thực nghiệm (1.321 ảnh với 1.543 polyp) là PPV (94,60%), Se (96,39%) và Sp (99,84%). Trong tổng số 1543 polyp, 63,58% có kích thước < 5 mm và 81,14% thuộc nhóm Is (Phân loại Paris). 52 vùng bị khoanh sai do ảnh có bọt, vùng lóa hoặc dịch nhầy. Các vùng bị nhầm chủ yếu là nếp niêm mạc (44,23%) và dịch nhầy (13,46%). Nghiên cứu cho thấy thuật toán xây dựng trong phát hiện polyp đại tràng có PPV, Se, Sp cao và có tính khả thi.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/40382
ISSN: 2354-080X
Bộ sưu tập: Nghiên cứu y học (Journal of Medical Research)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
6.42 MBAdobe PDF
Your IP: 3.138.200.66


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.