Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4074
Nhan đề: Đặc điểm mô bệnh học trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.) và cá lóc (Channa striata) nhiễm vi nấm
Tác giả: Đặng, Thụy Mai Thy
Nguyễn, Hữu Nhơn
Từ khoá: Bệnh học thủy sản
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Vi nấm là một trong những tác nhân gây bệnh trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.) và cá lóc (Channa striata) nuôi thâm canh. Thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm cá điêu hồng và cá lóc với vi nấm Achlya sp. (C17.01.A) và Saprolegnia sp. (C18.01.S) ở mật độ 104 bào tử/mL và nghiệm thức đối chứng ngâm nước muối sinh lý. Mẫu da cơ và mang được thu vào ngày thứ 1, 3, 5, 7 và 14 sau cảm nhiễm để phân tích mô học. Kết quả cho thấy tỉ lệ chết tích lũy cá điêu hồng cao hơn cá lóc ở nghiệm thức ngâm Saprolegnia sp. và Achlya sp. lần lượt là 96,7%, 80%, 30% và 26,67%. Cá có dấu hiệu có nhiều nhớt trên da, có nhiều sợi nấm bao quanh cơ thể ở phần đầu, thân và đuôi. Cá lóc cảm nhiễm bị mất vảy trên bề mặt cơ thể và đuôi, thân bị lở loét. Mô da-cơ cá điêu hồng xuất hiện bào tử vi nấm ở các vùng bị hoại tử, mất cấu trúc. Mô da cá lóc bị tổn thương, thoái hóa và lở loét. Bào tử nấm nẩy mầm trong lớp biểu mô da và cơ cá.
Mô tả: 10 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4074
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
585.97 kBAdobe PDF
Your IP: 3.16.83.150


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.