Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4219
Title: Ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và độ mặn lên các chỉ tiêu sinh lý của cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống
Authors: Nguyễn, Thanh Phương
Nguyễn, Trọng Nghĩa
Keywords: Nuôi trồng thủy sản
Issue Date: 2018
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên các chỉ tiêu sinh lý của cá lóc (Channa striata) giai đoạn giống” được bố trí ngẫu nhiên gồm chín nghiệm thức với ba mức độ mặn (0‰, 5‰, 10‰) và ba mức nhiệt độ (20C, 30C, 33C). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Mật độ bố trí là 60 con/bể. Mẫu máu thu ở ngày 60 để phân tích các chỉ tiêu: mật độ hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin (Hb), hematocrit, hàm lượng glucose, cortisol, áp suất thẩm thấu và các ion Na+, K+, Cl- trong huyết tương cá. Kết quả cho thấy, không có sự tương tác giữa nhiệt độ và độ mặn lên mật độ hồng, bạch cầu, hàm lượng Hb, hematocrit. Mật độ hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng Hb và hematocrit đều giảm khi độ mặn tăng và thấp nhất ở 10‰ ở cả 3 mức nhiệt độ. Không có sự tương tác giữa nhiệt độ và độ mặn lên nồng độ glucose trong huyết tương và độ mặn có sự tác động lên nồng độ glucose nhiều hơn là nhiệt độ. Nồng độ glucose có xu hướng giảm đi khi nhiệt độ kết hợp với độ mặn 10 ‰ và gia tăng khi kết với các mức độ mặn 0 và 5 ‰. Có sự tương tác giữa nhiệt độ và độ mặn lên ASTT nhưng lại không tương tác đối với các chỉ tiêu Na+, K+, Cl-. Ion K+ tăng lên khi độ mặn tăng từ 0 – 5‰ nhưng lại giảm lại khi độ mặn tăng lên 10‰, đạt giá trị cao nhất 5‰. ASTT, ion Na+ và Cl- đều đạt giá trị cao ở các nghiệm thức nhiệt độ và độ mặn cao kết hợp.
Description: 18 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4219
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
614.45 kBAdobe PDF
Your IP: 54.198.146.13


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.