Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/46916
Nhan đề: Vấn đề gia nhập Công ước Hague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án của Trung Quốc – một số tham khảo cho Việt Nam
Tác giả: Phan, Hoài Nam
Từ khoá: Công ước Hangue
Tòa án của Trung Quốc
Thỏa thuận lựa chọn
Việt Nam
Năm xuất bản: 2021
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tòa án Nhân dân;Số 04 .- Tr.34-44
Tóm tắt: Với bài viết: “Vấn đề gia nhập công ước Hague năm 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án của Trung Quốc - một số tham khảo cho Việt Nam”, tác giả Phan Hoài Nam nhận định: Mục đích ban đầu cho sự ra đời của Công ước Hague 2005 về thỏa thuận lựa chọn Tòa án (gọi tắt là Công ước) là nhằm nhất thể hóa các quy định điều chỉnh về thẩm quyền và công nhận, cho thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, mục đích này đã không đạt được, bởi lẽ, có quá nhiều sự khác biệt giữa pháp luật, những chuẩn mực đạo đức, công bằng, quy tắc tố tụng… của các quốc gia trong việc điều chỉnh về việc xác định thẩm quyền của Tòa án, cũng như hoạt động công nhận và cho thi hành các phán quyết của Tòa án nước ngoài còn khá dè dặt, do tâm lý chưa tin tưởng vào hệ thống tư pháp của nhau trên cơ sở của nguyên tắc thân thiện quốc gia - comity. Các nội dung của Công ước được ra đời trên cơ sở dung hòa những lợi ích khác nhau giữa các quốc gia, đặc biệt nhất đó chính là sự dung hòa giữa truyền thống Civil law và Common law. Mặc dù cũng còn một số hạn chế, song Công ước vẫn được xem là một sản phẩm tuyệt vời, có giá trị chất lượng và có ý nghĩa rất lớn cho các giao dịch dân sự, thương mại xuyên biên giới, đặc biệt là cải thiện sự tự tin của các doanh nghiệp liên quan đến khả năng dự báo địa điểm cho việc giải quyết các các tranh chấp, thể hiện được quyền tự định đoạt giữa các bên. Hiện nay, Công ước đã phát sinh hiệu lực tại 30 thành viên là các quốc gia, và một thành viên là tổ chức EU. Hiện nay, có 04 quốc gia đã tham gia ký vào Công ước và đang chờ phê chuẩn thông qua, trong số này có Trung Quốc. Việc gia nhập Công ước của Trung Quốc khiến cho giới nghiên cứu phải đặt ra câu hỏi: Trung Quốc được và mất gì khi gia nhập Công ước? Việt Nam nên, hay không nên gia nhập Công ước này?
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/46916
ISSN: 1859-4875
Bộ sưu tập: Tòa án Nhân dân

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.43 MBAdobe PDF
Your IP: 13.59.196.120


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.