Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/48374
Nhan đề: Tìm hiểu ảnh hưởng của các hàm lượng 17@Methyltestosterone lên sự chuyển đổi giới tính cá điêu hồng (Oreochromis spp.)
Tác giả: Hứa, Thái Nhân
Nguyễn, Thị Yến Nhi
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định nồng độ 17 Alpha methyltestosterone (MT) thích hợp đến sự chuyển đổi giới tính cá điêu hồng (Oreochromis spp) nhằm góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học phục vụ nghiên cứu quá trình sản xuất giống cá điêu hồng toàn đực phục vụ sản xuất và nuôi thương phẩm. Thí nghiệm được thực hiện với 4 nghiệm thức (NT) mỗi NT được lặp lại 3 lần. Nghiệm thức đối chứng (NTĐC) không sử dụng hormone MT, đối với NT1, NT2, NT3 bổ sung MT với nồng độ lần lượt là 40mg, 60 mg, 0mg/kg thức ăn. Cá được bố tri trong bể nhựa 25 lít, mật độ 2 con/lít, mỗi bể bố trí 50 con. Trong giai đoạn 21 ngày sử dụng thức ăn đậm đặc (40% đạm) trộn hormon MT, sau 21 ngày cho cá ăn thức ăn viên (32% đạm). Sau 65 ngày thí nghiệm kết quả cho thấy, tỷ lệ cá điêu hồng đực đạt từ 52,25±3,18%; 59,0±0,05%; 68,75±2,9%; 83,35±1,77% tương ứng ở các NTĐC, NT1, NT3, NT2. Tỷ lệ sống đạt từ 43,33±11,72%; 44,77±3,96%; 51,33±11,02% và 54,67±6,11% và tốc độ tăng trưởng từ 0,1 đến 0,13g/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng 60 mg/kg thức ăn cho kết quả tỷ lệ đực tốt nhất và có thể được sử dụng trong sản xuất thực tế.
Mô tả: 14tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/48374
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
830.68 kBAdobe PDF
Your IP: 18.222.148.124


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.