Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/57762
Nhan đề: Có thể rút ra điều gì từ kết quả nghiên cứu thực trạng môi trường gia đình của học sinh trung học phổ thông?
Tác giả: Lê, Thị Thanh Hương
Từ khoá: Môi trường gia đình
Học sinh trung học phổ thông
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tâm lý học;Số 02 .- Tr.27-41
Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu môi trường gia đình của học sinh trung học, phổ thông. Bảng hỏi gồm các thang đo có độ tin cậy dao động từ 0,66 đến 0,90 và một số câu hỏi về thông tin người trả lời. Kết quả khảo sát trên 758 học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa cho thấy, môi trường gia đình của học sinh với 9 khía cạnh được nghiên cứu khá tích cực: bạo lực gia đình xảy ra không nhiều, kỳ vọng của bố, mẹ đối với con không quá nặng nề, sự gắn kết giữa bố, mẹ, con khả tích cực, song sự chia sẻ - hiểu nhau giữa bố, mẹ, con chưa thật tốt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giữa các khía cạnh thuộc môi trường gia đình có mối tương quan với nhau theo chiều hướng những yếu tố có cùng tính chất tiêu cực hoặc cùng tính chất tích cực thì có tương quan thuận chiều với nhau, ngược lại, từng cặp giữa các yếu tố thuộc hai nhóm đó lại có tương quan nghịch chiều. Môi trường gia đình của học sinh THPT có sự khác biệt nêu xét theo một số đặc điểm cá nhân của các em và của bố mẹ.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/57762
ISSN: 1859-0098
Bộ sưu tập: Tâm lý học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
6.26 MBAdobe PDF
Your IP: 52.14.8.34


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.