Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/59016
Title: Đánh giá mô hình trồng cây Giảo Cổ Lam 5 lá [Gynastemma pentaphyuum (Thumb.) Makino) trên núi đá vôi tại tỉnh Điện Biên
Authors: Vũ, Thị Đức
Cao, Đình Sơn
Phạm, Đức Thịnh
Vũ, Thị Liên
Keywords: Mô hình trồng
Giảo cổ lam 5 lá
Núi đá vôi
Điện Biên
Issue Date: 2019
Series/Report no.: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Số 360 .- Tr.122-129
Abstract: Nghiên cứu trồng Giảo cổ lam 5 lá trên núi đá vôi tại tỉnh Điện Biên bằng cách bố trí các thí nghiệm về ảnh hưởng của mật độ trồng, chế độ bón phân, ảnh hưởng của việc làm giàn leo và không làm giàn leo đến khả năng sinh trưởng, năng suất của Giảo cổ lam 5 lá cho thấy: Giảo cổ lam 5 lá sinh trường khá tốt trên núi đá vôi, rất ít bị sâu bệnh hại, tỉ lệ sống trung bình của cây ở các thí nghiệm khác nhau đạt từ 61,11% đến 84,44%. Chiều dài thân đạt từ 231,48 cm - 244,81 cm; đường kinh thân đạt từ 0,26 cm - 0,3 cm; chiều dài lá dao động từ 5,83 cm - 5,84 cm; chíềư rộng lá từ 3,97 cm - 4,2 cm. Giảo cổ lam 5 lá có khả năng đẻ nhánh tương đối tốt, số nhánh trung bình tại các thí nghiệm đạt từ 2,04 - 2,90 nhánh/cây. Đánh giá chất lượng sinh trưởng của cây ở các công thức thí nghiệm cho thấy, số cây sinh trưởng đạt loại tốt chiếm từ 39,21 - 52,95% loại trung bình là 47,05 - 60,79%, loại xấu đạt từ 0,0 - 52,91%. Sử dụng phưong pháp phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) bằng phần mềm SPSS để kiểm tra cho thấy: mật độ trồng, chế độ bón phân, phương thức trồng chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 5 lá ở các chi tiêu như chiểu dài thân chiều dài - rộng lá, đường kính thân (F> 0,05); tuy nhiên chế độ bón phân khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân nhánh của Giảo cổ lam 5 lá (F< 0,05).
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/59016
ISSN: 1859-4581
Appears in Collections:Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.27 MBAdobe PDF
Your IP: 18.119.255.94


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.