Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6121
Title: Xây dựng bản đồ sinh cảnh Khu bảo tồn Loài - Sinh cảnh Phú Mỹ, Huyện Giang Thành, Tỉnh Kiên Giang
Authors: Trần, Thị Kim Hồng
Trương, Quân Bảo
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: Dec-2018
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: "Nghiên cứu “Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ sinh cảnh Khu bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thanh, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện từ tháng 8/2018 đến tháng 11/2018 nhằm xây dựng bản đồ sinh cảnh Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ theo dõi sự thay đổi sinh cảnh và làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu được tiến hành hướng đến các đối tượng: Số liệu chất lượng môi trường đất; nước; đa dạng sinh học thực vật bật cao tại Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, dữ liệu về sinh cảnh, các phần mềm dùng để biên tập bản đồ: Google Earth, Quantium GIS, Envi. Nghiên cứu đạt được kết quả như sau: Số liệu thứ cấp chất lượng môi trường đất, nước thu thập được cho thấy Khu bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ là vùng đất ngập nước bị nhiễm phèn nặng, mực nước cao thấp theo mùa, giàu hữu cơ và ít chất dinh dưỡng nên không thích hợp cho canh tác lúa và các loại cây trồng khác. Năm 2017, tại khu bảo tồn ghi nhận được 47 loài thực vật bậc cao với 22 họ, 18 bộ và 2 ngành. Có 03 loài thực vật ngoại lai có khả năng phát triển trên quy mô lớn là Lục bình (Eichhornia crassipes) và cây Mai Dương (Mimosa pigra), Tràm gió (Melaleuca quinquenervia). So với các khu bảo tồn khác trong khu vực ĐBSCL, đa dạng thực vật tại đây thuộc mức thấp. Kết quả khảo sát và xây dựng bản đồ sinh cảnh cho thấy đồng cỏ Bàng Phú Mỹ là một hệ sinh thái đất ngập nước theo mùa với 5kiểu sinh cảnh đặc trưng: Sinh cảnh Bàng – Mồm mốc, sinh cảnh Bàng – Năng ngọt – Năng kim, sinh cảnh Năng ngọt,. sinh cảnh Tràm – Bàng – Năng ngọt và sinh cảnh Lúa. Các hệ sinh thái đất ngập nước này có giá trị sinh thái lớn về bảo tồn thiên nhiên với những chức năng duy trì cân bằng của hệ sinh thái, là vùng duy nhất còn sót lại đồng cỏ Bàng tại ĐBSCL. Cỏ Bàng không chỉ mang lại giá trị bảo tồn đa dạng sinh học còn mang lại giá trị kinh tế cho nhóm người dân địa phương xã Phú Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay diện tích cánh đồng cỏ đang bị thu hẹp. Xây dựng bản đồ sinh cảnh Khu bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ để theo dõi sự thay đổi sinh cảnh theo thời gian và làm tài liệu để đề xuất hình thành nên các phân khu chức năng đảm bảo khu bảo tồn phát triển bền vững. Từ khóa: Ứng dụng GIS, sinh cảnh, bản đồ, chất lượng đất; nước, thực vật bậc cao, WebGIS."
Description: 112 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6121
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
9.11 MBAdobe PDF
Your IP: 18.118.120.204


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.