Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6129
Title: Khảo sát thành phần phiêu sinh thực vật ở các mô hình trồng Keo lai, trồng Tràm và hệ sinh thái rừng Tràm tự nhiên tại vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau.
Authors: Trương, Hoàng Đan
Nguyễn, Thị Tuyết Hoa
Nguyễn, Thị Bích Ngần
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: Dec-2018
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Đề tài “Khảo sát thành phần phiêu sinh thực vật ở các mô hình trồng keo lai, trồng tràm và hệ sinh thái rừng tràm tự nhiên tại vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau” được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu và đánh giá thành phần, số lượng phiêu sinh thực vật (PSTV) và mối liên hệ với chất lượng môi trường nước ở các mô hình trồng Keo lai, trồng Tràm và hệ sinh thái rừng Tràm tự nhiên tại Vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được bố trí trên 3 khu vực tương ứng, mỗi khu vực có 2 biểu loại đất (BLĐ) phèn nông và phèn sâu, mỗi loại đất chọn ra 2 cấp tuổi, riêng khu vực Tràm tự nhiên chọn ra cấp tuổi lớn hơn 10 và mỗi mẫu được lặp lại 3 lần. Mỗi mẫu được thu thập bao gồm các chỉ tiêu định tính và định lượng PSTV. Kết quả phân tích định tính loài PSTV ở khu vực trồng Keo lai và khu vực Tràm trồng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 BLĐ phèn nông và phèn sâu. Ngược lại, Tràm tự nhiên không có sự khác biệt. Qua kết quả cho thấy, tổng trung bình thành phần loài tại mô hình Tràm trồng cao nhất với 16,17 loài, kế tiếp là Keo lai với 14,92 loài và Tràm tự nhiên với 10,17 loài. Mật độ cá thể PSTV tại khu vực trồng Keo lai trên BLĐ phèn sâu (867 cá thể/lít) cao hơn phèn nông (91 cá thể/lít) và có ý nghĩa (p<0,05), tại khu vực Tràm thì không có sự khác biệt giữa 2 BLĐ phèn nông và phèn sâu. Nhìn chung, mật độ PSTV tại khu vực trồng Tràm cao nhất với 996 cá thể/lít, kế đến là khu vực Tràm tự nhiên có 746 cá thể/lít và thấp nhất tại khu vực trồng Keo lai với 479 cá thể/lít. Từ kết quả chỉ số đa dạng sinh học (ĐDSH) cho thấy, chất lượng nước tại khu vực trồng Keo lai nằm trong mức độ rất ô nhiễm và độ ĐDSH kém (H’<1), tại khu vực Tràm trên BLĐ phèn nông cũng nằm trong mức rất ô nhiễm và có độ ĐDSH kém, còn trên BLĐ phèn sâu chất lượng nước cũng ô nhiễm nhưng mức độ ô nhiễm thấp hơn và có độ ĐDSH khá hơn (1<H’<3).
Description: 136 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6129
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.03 MBAdobe PDF
Your IP: 3.129.39.55


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.