Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6429
Nhan đề: Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Tác giả: Đỗ, Văn Hoàng
Nguyễn, Thành Trung
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường ĐHCT
Tóm tắt: Đề tài “Phân tích hiệu quả tài chính trong sản xuất cam sành của các nông hộ tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2018. Đề tài được tiến hành trên 45 nông hộ trồng cam sành tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng sản xuất của cam sành tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Phân tích hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong sản xuất cam sành của nông hộ tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đề xuất một số giải pháp hiệu quả, thiết thực để nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ tại xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long Về thực trạng: Đa số nông dân có trình độ học vấn thấp, chủ hộ chủ yếu là nam, độ tuổi lao động chiếm đại đa số là từ 40 – 60 tuổi (chiếm 80%). Diện tích canh tác từ 0,5ha và dưới 2ha chiếm tỷ lệ 84,44%, năng suất trung bình đạt 1578,6 Kg/1000m2. Các nông hộ đều sử dụng giống cam sành ghép gốc cam mật và gốc chanh. Các nông hộ canh tác dưới hình thức chuyên canh, và xen canh với các loại cây trồng khác như bưởi... Về tài chính: Lợi nhuận thu về 11.201.264 đồng/ 1000m2 Chi phí phải bỏ ra trong việc trồng cam sành là 12.469.405 đồng/ 1000m2 Doanh thu đạt được 17.965.575 đồng/ 1000m2 Song song, kết quả cũng cho thấy điểm mạnh của nông hộ là có kinh nghiệm trồng cam sành lâu năm, tích cực áp dụng TBKHKT, chú trọng chăm sóc vườn cây. Điểm yếu cho thấy 100% chưa có hình thức liên kết, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. kỹ thuật còn thấp, nông dân sử sụng vật tư nông nghiệp chưa phù hợp, trình độ học vấn còn thấp. Cơ hội qua nghiên cứu cho thấy rằng, đất đai thích hợp, dễ mua giống, lao động dồi dào, sản xuất tập trung, giao thông thuận lợi. Bên canh đó, nông hộ được đào tạo kỹ thuật tiến bộ. Cuối cùng thách thức của đối tượng là thị trường nhỏ lẻ nên dễ bị thương lái ép giá và chịu ảnh hưởng mạnh bởi điều kiện tự nhiên. Từ những kết quả trên, đề tài có thể đề xuất một số giả pháp đối với nông hộ như tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, cải thiện và nâng cao kỹ thuật, đồng thời áp dụng những tiến bộ KH – KT đó vào trồng cam sành
Mô tả: 63tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6429
ISSN: B1510592
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.39 MBAdobe PDF
Your IP: 34.227.191.136


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.