Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/72334
Nhan đề: Độ vững mạnh của nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
Tác giả: Lý, Đại Hùng
Từ khoá: Cú sốc bên ngoài
Nền tảng kinh tế vĩ mô
Vector tự hồi quy
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á;Số 10 .- Tr.22-39
Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết này nhằm đánh giá sự vững mạnh của nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Dựa trên bộ dữ liệu theo quý, từ quý 1/2007 đến quý IV/2020, thông qua phương pháp vector tự hồi quy cấu trúc với hệ số thay đổi theo thời gian (TVC-BSVAR), bằng chứng thực nghiệm ghi nhận ba nguyên lý căn bản gồm 1) Lạm phát đánh đổi với tăng trưởng, (2) đồng nội tệ mất giá giúp hỗ trợ tăng trưởng, và (3) giảm lạm phát cải thiện tăng trưởng. Cấu trúc nền tảng kinh tế vĩ mô quyết định mức tác động của các cú sốc từ nền kinh tế thế giới đối với nền kinh tế nội địa. Trong đó, lượng giải ngân vốn FDI có vai trò thay thể tăng trưởng kinh tế thế giới trong đóng góp cho tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát nội địa; và củng cố độ mạnh của đồng nội tệ. Dựa trên mức độ gắn kết chặt chẽ của các biến số kinh tế vĩ mô với mức tác động đáng kể của các cú sốc từ kinh tế thế giới, bài viết này đánh giá rằng nền tảng kinh tế vĩ mô tại Việt Nam đang ở mức khá vững mạnh và gợi ý rằng việc cải thiện năng lực hấp thụ vốn FDI cần được ưu tiên để tạo thêm không gian chính sách cho việc trung hòa sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế thế giới và ứng phó với cú sốc tiêu cực của giá dầu thô quốc tế.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/72334
ISSN: 2615-9104
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.46 MBAdobe PDF
Your IP: 18.116.63.236


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.