Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81629
Nhan đề: Sự sai lệch giữa khung lý thuyết về sự can thiệp của dự án và thực tế quan sát: Trường hợp dự án Phước Hòa
Tác giả: Tessier, Olivier
Nguyễn, Minh Nguyệt
Từ khoá: Quản lý nước có sự tham gia
Dự án Phước Hòa
Thủy lợi lưu vực sông
Năm xuất bản: 2022
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Dân tộc học;Số 01 .- Tr.48-58
Tóm tắt: Bài viết mô tả và phân tích các phương thức quản lý nước tại địa phương được áp dụng ở hai khu tưới thuộc dự án thủy lợi Phước Hòa trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn. Dự án này do Chính phủ Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp và Ngân hàng phát triển châu Á đồng tài trợ. Hai khu tưới này được thiết kế theo cùng một cách tiếp cận: áp dụng mô hình về quản lý tưới có sự tham gia (PIM - Participatory Irrigation Management), nhằm nâng cao năng lực của người sử dụng nước và đặt họ vào trung tâm của mô hình quản trị tài nguyên nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trên thực tế, quá trình chuẩn bị và thành lập các tô chức quản lý tập thể nguồn nước mang tính rập khuôn và áp dụng theo mô hình từ trên xuống là trái với mục đích của phương pháp PIM. Sự lệch pha này là hệ quả của nhiều ràng buộc từ bên ngoài mà dự án muôn áp đặt (sự không tương thích giữa “thời gian của dự án” với “thời gian của nông dân”) và thực tiễn quản lý từ trên xuống trong ngành thủy lợi vốn có trong thời kỳ kế hoạch hóa bao cấp ở Việt Nam.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81629
Bộ sưu tập: Dân tộc học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.74 MBAdobe PDF
Your IP: 3.16.25.220


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.