Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9124
Nhan đề: Nghiên cứu chất mang thích hợp để tồn trữ vi khuẩn có khả năng phân hủy benzene, toluene hoặc xylene
Tác giả: TS. Nguyễn, Thị Phi Oanh
Đặng, Anh Việt
Từ khoá: Sinh học
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát khả năng sống sót của 7 dòng vi khuẩn phân hủy benzene, toluene hoặc xylene BZWI31, BZWI34, TLS34, TLS44, XLWWT3, XLS42 và XL6.2 trong 5 loại chất mang khác nhau sau thời gian 5 tháng và khảo sát khả năng phân hủy benzene, toluene hoặc xylene của vi khuẩn sau thời gian tồn trữ. Năm loại chất mang là bột talc, cám, bã mía, rơm và mạt cưa được khảo sát dựa vào khả năng duy trì mật số hơn 106 CFU/g chế phẩm và khả năng phân hủy benzene, toluene hoặc xylene của 7 dòng vi khuẩn sau thời gian tồn trữ. Sau 5 tháng tồn trữ, mật số của 7 dòng vi khuẩn trong 2 loại chất mang là bột talc và rơm đạt hơn 106 CFU/g chế phẩm; trong đó dòng vi khuẩn BZWI31, BZWI34 và XLWWT3 duy trì được mật số vi khuẩn (MSVK) cao nhất trong nghiệm thức bột talc, dòng vi khuẩn TLS34, TLS44, XLS42 và XL6.2 duy trì được MSVK cao nhất trong nghiệm thức rơm. Các dòng vi khuẩn trong những chế phẩm này đều duy trì được khả năng phân hủy benzene, toluene hoặc xylene. Như vậy bột talc được chọn làm chất mang để tồn trữ 3 dòng vi khuẩn BZWI31, BZWI34 và XLWWT3; rơm được chọn làm chất mang để tồn trữ 4 dòng vi khuẩn TLS34, TLS44, XLS42 và XL6.2 trong 5 tháng.
Mô tả: 65tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9124
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.48 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.183.14


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.