Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9225
Title: Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân giống cây hoa lan hoàng thảo kèn (dendrobium lituiflorum)
Authors: TS. Nguyễn, Văn Ây
Hồ, Ngọc Như
Keywords: Sinh học
Issue Date: 2019
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Hoa lan rừng là một trong những chi có nhiều loài hoa đẹp và đa dạng nhất, có hương thơm dễ chịu và lâu tàn, đặc biệt là phong lan Dendrobium lituiflorum nói riêng, một loại lan rừng của nước ta. Do nạn phá rừng và khai thác quá mức mà loài lan này đang đứng trước nguy cơ có thể bị tuyệt chủng. Với những ưu điểm của của kỹ thuật nuôi cấy mô, đề tài “Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân giống cây hoa lan hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorum)” đã được thực hiện. Đề tài này nhằm xác định nồng độ thích hợp của chất điều hòa sinh trưởng lên sự nhân nhanh protocorm like bodies và tạo rễ, cũng như chọn giá thể phù hợp cho sự tạo cây hoàn chỉnh về mặt chức năng và sinh lí trong môi trường Murashige và Skoog (MS). Đề tài đã được tiến hành tại Phòng nuôi cấy mô của Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 9/2018 – 4/2019. Kết quả cho thấy: (i) có thể nuôi cấy các PLBs trên môi trường MS bổ sung NAA 0,05 ppm kết hợp với TDZ nồng độ từ 0,5 – 1,5 ppm sẽ giúp gia tăng nhanh sinh khối cao nhất (5,01 – 6,11g/PLB) so với nghiệm thức đối chứng (2,11 g/PLB) sau 12 tuần nuôi cấy; (ii) môi trường MS bổ sung NAA nồng độ 1 – 2 ppm, chuối chín 150 g/l, không hoặc bổ sung thêm than hoạt tính 3 g/l có hiệu quả cao trong giai đoạn tạo rễ in vitro trên cây lan hoàng thảo kèn (số rễ từ 10 – 13 rễ/cây sau 6 tuần nuôi cấy). Ngoài ra, trong giai đoạn thuần dưỡng ở vườn ươm, có thể sử dụng giá thể với tỉ lệ 50% than : 50% dớn mềm thích hợp cho sự phát
Description: 47tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9225
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.16 MBAdobe PDF
Your IP: 3.15.190.144


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.