Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9258
Title: Phân tích thành phần hóa học của một số cây họ đậu (fabaceae) thân leo làm thức ăn trong chăn nuôi.
Authors: TS. Nguyễn, Văn Hớn
Đoàn, Văn Sang
Keywords: Hóa học
Issue Date: 2019
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thành phần hóa học của 6 loại họ đậu thân leo (P<0,05). Trong đó, cây Mức cỡ có hàm lượng vật chất khô DM (38,21%) cao nhất, còn hàm lượng protein thô CP thì thấp nhất (22,79%). Hàm lượng khoáng giữa các họ đậu đều tương đương nhau và hàm lượng protein thô của cây đậu Biếc (24,72%), đậu Rồng hoang (24,3%) cao hơn các loại đậu trong thí nghiệm. Hàm lượng xơ ADF của đậu Biếc (15,83%), đậu Rồng hoang (16,01%) và NDF của đậu Biếc (27,79%), đậu Rồng hoang (39,21%) thấp hơn so với hàm lượng ADF (26,67%) và NDF (50,57%) của cây đậu Ma có giá trị cao nhất trong 6 loại đậu. Chỉ tiêu chlorophyll tổng số có hàm lượng ở đậu Biếc (25,34 µg/mL), đậu Ma (23,27 µg/mL), đậu Rồng hoang (24,42 µg/mL) và đậu Kudzu (26,89 µg/mL) tương dương với nhau. Nhưng hàm lượng proline của cây đậu Biếc (0,7 µg/mL) cao hơn các giống đậu khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) trong cùng một điều kiện đất đai, thể hiện khả năng chống stress do hạn hán gây ra của đậu Biếc tốt hơn các loại đậu còn lại. Mục đích của đề tài là phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cây thức ăn giúp cho nhà dinh dưỡng học và chăn nuôi trong công tác phối hợp khẩu phần cho vật nuôi. Từ khóa: Các thành phần hóa học (DM, Ash, CP, ADF, NDF và chlorophyll, proline), đậu Ma, đậu Biếc, đậu Rồng hoang, đậu Kudzu, đậu Siratro, cây Mắc cỡ.
Description: 54tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9258
Appears in Collections:Khoa Khoa học Tự nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.97 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.166.7


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.