Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/94192
Nhan đề: Nghiên cứu sản xuất bột đạm và bột khoáng từ cá lau kiếng (Hypostomus plecostomus) sử dụng enzyme alcalase
Tác giả: Trần, Minh Phú
Phạm, Hoàng Huy
Từ khoá: Công nghệ chế biến thuỷ sản
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Tận dụng cá lau kiếng như nguồn nguyên liệu mới để sản xuất bột đạm và bột khoáng nhằm nâng cao giá trị của loài cá này. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của nồng độ enzyme Alcalase, quá trình sấy đến chất lượng bột đạm và quá trình nung đến chất lượng bột khoáng. Kết quả cho thấy khi thủy phân mẫu ở nhiệt độ 55°C trong 24 giờ ở nồng độ enzyme Alcalase 0,2% thì tạo ra dịch đạm có sự hình thành peptit (2.170 liên kết) và hàm lượng axit amin (17,3 g/L) nhiều nhất cũng như hàm lượng khoáng trong xương (53,5%) cao nhất. Mẫu sau khi thủy phân được lọc để thu phần xương và dịch đạm. Bột đạm được sấy ở nhiệt độ 60°C trong 24 giờ có độ ẩm là thích hợp là 9,22%, hàm lượng protein là 68,7% và hiệu suất thu hồi là 6,80%. Đối với bột khoáng, sau khi thủy phân, phần xương cá sẽ được sấy ở nhiệt độ 60°C trong 24 giờ và sau đó mẫu xương sẽ được nung ở nhiệt độ 800°C trong 6 giờ thu được bột khoáng có hàm lượng khoáng là 98,9%, hiệu suất thu hồi là 11,0%, hàm lượng canxi đạt 27,3% và độ sáng của bột khoáng là 95,2.
Mô tả: 16tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/94192
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
734.02 kBAdobe PDF
Your IP: 3.23.87.113


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.