Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/94828
Title: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM THỬ HIỆU NĂNG CHO ỨNG DỤNG WEB
Other Titles: PROPOSING PERFORMANCE TESTING SOLUTIONS FOR WEB APPLICATIONS
Authors: Nguyễn, Công Danh
Nguyễn, Thị Mẩn
Keywords: KỸ THUẬT PHẦN MỀM
Issue Date: 2023
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Bối cảnh: Kiểm thử hiệu năng là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm phi chức năng, thường được tự động hoá để đảm bảo sự ổn định của hiệu năng trong hệ thống. Phương pháp kiểm thử này thường được áp dụng trong nhiều công ty, đặc biệt là trong các dự án thương mại điện tử, giải trí hoặc cung cấp dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, mặc dù kiểm thử hiệu năng đang trở nên phổ biến nhưng vẫn còn thiếu những nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể về cách triển khai trong dự án, các công nghệ đôi khi chưa được mô tả rõ ràng và cách áp dụng còn đòi hỏi sự tuỳ chỉnh để phản ánh đúng yêu cầu và môi trường cụ thể của từng dự án. Mục tiêu: Dựa vào bối cảnh trên, luận văn sẽ đi tìm hiểu các khái niệm và làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu năng. Đồng thời, xác định các công nghệ, công cụ và phương pháp kiểm thử phù hợp để xây dựng một giải pháp hiệu quả cho kiểm thử hiệu năng. Mục tiêu cuối cùng của luận văn là đề xuất giải pháp cụ thể và đánh giá hiệu quả của giải pháp đã đề ra. Phương pháp: Kiểm thử hiệu năng được xây dựng dựa trên một quy trình bao gồm: xác định môi trường kiểm thử, xác định tiêu chí hiệu năng, lập kế hoạch và thiết kế các kịch bản kiểm thử, cài đặt môi trường kiểm thử, thiết kế trường hợp kiểm thử dựa trên các kịch bản, thực hiện kiểm thử, phân tích – điều chỉnh và kiểm tra lại. Bên cạnh đó, chúng tôi đã cài đặt hệ thống phục vụ cho việc kiểm thử, hệ thống này được phát triển bằng ngôn ngữ JavaScript và lưu trữ dữ liệu trên MongoDB. Luận văn sẽ áp dụng quy trình trên, tập trung vào việc nghiên cứu và sử dụng công cụ JMeter để thực hiện các loại kiểm thử hiệu năng được giới hạn trong luận văn này, từ đó chúng tôi sẽ đề xuất giải pháp kiểm thử hiệu năng. Kết quả: Sau khi thực hiện theo quy trình và giải pháp đã đề xuất, chúng tôi đã đạt được nhiều lợi ích đáng kể trong đánh giá hiệu năng của hệ thống thông qua việc thực hiện các loại kiểm thử hiệu năng phổ biến. Chúng tôi thu được những thông tin quan trọng về khả năng xử lý và đáp ứng của hệ thống dưới các điều kiện tải khác nhau. Điều này giúp chúng tôi xác định được điểm yếu, làm cơ sở để đề xuất thực hiện các cải tiến và tối ưu hoá hệ thống, từ đó giúp cải thiện và tăng cường sự ổn định của hệ thống khi đến tay người sử dụng. Kết luận: Dựa trên kết quả trên, giải pháp mà chúng tôi đưa ra có thể áp dụng tốt để kiểm thử hiệu năng. Nó giúp khắc phục được những vấn đề ban đầu đưa ra, quan trọng là đã được lập tài liệu đầy đủ và rõ ràng. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua nghiên cứu này, sẽ có những đóng góp quan trọng vào cách triển khai kiểm thử hiệu năng trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, giúp nâng cao chất lượng và ổn định của các hệ thống trong thực tế.
Description: 79 Tr
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/94828
Appears in Collections:Trường Công nghệ Thông tin & Truyền thông

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.02 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.64.235


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.