Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9644
Nhan đề: Khảo sát thành phần phiêu sinh thực vật ở các mô hình trồng Keo lai, trồng Tràm và Lúa hai vụ vào mùa khô tại vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau
Tác giả: Lê, Văn Dũ
Nguyễn, Thanh Phong
Nguyễn, Thị Việt Trinh
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: thá-2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài được thực hiện để khảo sát thành phần, số lượng PSTV và mối liên hệ với chất lượng môi trường nước. Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại VQG U Minh Hạ trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2019, đề tài tập trung nghiên cứu thành phần, số lượng PSTV bằng cách phân tích định tính, định lượng, ứng dụng thống kê để xem xét sự khác biệt giữa các mô hình Keo lai, trồng Tràm, Lúa – Tôm và Lúa hai vụ. Kết quả cho thấy, tại khu vực Tràm (16,08 ± 7,83 loài), khu vực trồng Keo lai (25,50 ± 17,75 loài), khu vực luân canh Lúa – Tôm (24,00 ± 5,292 loài) và khu vực Lúa hai vụ (46,67 ± 1,528 loài). Dựa vào số liệu thống kê thấy rằng, ngành tảo khuê chiếm ưu thế với thành phần loài cao hơn so các ngành tảo khác tại cả 3 mô hình Keo lai (9,92 ± 5,02 loài), trồng Tràm (7,42 ± 3,34 loài) và Lúa – Tôm (16,00 ± 3,61 loài), nguyên nhân là do tảo khuê là ngành phân bố rộng, ít chịu tác động của phèn, dễ thích nghi được trong cả thủy vực nước tĩnh và nước động, còn ở mô hình Lúa hai vụ thì ngành tảo mắt là loài chiếm ưu thế với thành phần loài là 27,67 ± 3,21 loài, sở dĩ loài tảo mắt chiếm ưu thế vì môi trường nước tại khu vực này giàu hữu cơ, ít chịu tác động bởi phèn sâu và đặc biệt loài tảo mắt phát triển tốt trong môi trường giàu hữu cơ như thế này, vì vậy thành phần loài cao hơn các ngành tảo khác là điều hợp lý. Nhìn chung, dựa vào bảng chỉ số H’ cho thấy chất lượng nước ở 4 mô hình đều nằm ở mức rất ô nhiễm đến ô nhiễm và độ ĐDSH từ kém đến khá tùy từng mô hình. Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong thời gian ngắn (vào mùa khô) do đó cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu trong thời dài và liên tục để có được kết quả chi tiết và đầy đủ hơn để có những đánh giá chính xác hơn về chất lượng nước tại khu vực. Đề tài đã cung cấp thông tin về biến động thành phần, số lượng PSTV và mối liên hệ với chất lượng nước của từng điểm khảo sát, đó là những cơ sở ban đầu để đánh giá tác động của việc chuyển đổi trồng Tràm sang trồng Keo lai và tác động của canh tác - sản xuất Lúa, cũng như có kế hoạch kiểm soát và quản lý môi trường nước.
Mô tả: 116 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9644
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.43 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.144.197


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.