Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9787
Nhan đề: Phân tích chuỗi giá trị cam sành trên địa bàn thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Lê, Văn Dễ
Phùng, Đăng Khoa
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường ĐHCT
Tóm tắt: Đề tài “Phân tích chuỗi giá trị cam sành trên địa bàn thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang” nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng sản xuất và kinh doanh giữa các tác nhân tham gia chuỗi, thông qua việc lượng hóa và vẽ sơ đồ chuỗi nhằm xác định kênh phân phối trong chuỗi, đồng thời phân tích tài chính các tác nhân tham gia chuỗi và phân tích SWOT ngành hàng cam sành từ đó đề xuất giải pháp phân phối lại lợi nhuận hợp lý giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình tiêu thụ cam sành của nông dân thông qua 7 kênh. Kênh tiêu thụ chính của nông dân là bán qua thương lái (70.6%), thương lái bán cho chủ vựa ngoài đại phương (36,7%), chủ vựa ngoài địa phương bán lại cho bán sĩ/bán lẻ ngoài địa phương (82,4%) và cuối cùng bán sĩ/bán lẻ ngoài địa phương bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Năng suất cam sành của hộ đạt trung bình trên 19,24 tấn/ha/năm. Chi phí đầu tư bình quân cho 1ha cam sành ở giai đoạn khai thác trái khoảng 172.23 triệu đồng/ha/năm, và mức lợi nhuận thuần bình quân (24,67) triệu đồng/ha/năm. Giá trị gia tăng thuần bình quân toàn chuổi là 6.784 đồng/kg, trong đó nông dân đạt mức giá trị gia tăng thuần bình quân 718 đồng/kg (chưa tính công lao động gia đình), chiếm 11%; Thương lái đạt giá trị cao nhất với 2,194 đồng/kg chiếm 32%; Vựa địa phương đạt 567 đồng/kg, chiếm 8%; Vựa ngoài địa phương đạt 1.305 đồng/kg, chiếm 19%; Bán sĩ/bán lẻ trong địa bàn 1.000 đồng/kg, chiếm 15% và bán sĩ/bán lẻ đạt 1.000 đồng/kg, chiếm 15% và bán sĩ/bán lẻ ngoài địa bàn 1.000 đồng/kg, chiếm 15% và bán sĩ/bán lẻ đạt 1.000 đồng/kg, chiếm 15%. Kết quả nghiên cứu SWOT chuỗi giá trị cam sành trên địa bàn thị xã Ngã Bảy cho thấy, điểm mạnh nông dân có kinh nghiệm trồng cam sành lâu đời, đối tượng thương lái, vựa phát triển mạnh và rộng khắp; Điểm yếu: Hộ nông dân sản xuất cam sành chỉ chú trọng đến năng suất, sản lượng mà ít quan tâm đến việc nâng cao mẫu mã, hình thức cho sản phẩm. Hoạt động đa dạng hóa sản phẩm cam sành còn yếu, hoạt động liên kết giữa các tác nhân còn yếu kém; Cơ hội: Nhiều trại/trung tâm cung cấp cây giống và vật tư nông nghiệp phát triển. Diện tích canh tác lớn và tập trung tạo điều kiện việc mua bán thuận lợi; Thách thức: Chịu sự cạnh tranh gay gắc từ cam ngoài địa phương. Giá cả biến động làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân, điều kiện thời biến động. Tình hình sâu bệnh trên cây có múi diễn biến khá phức tạp và ngày càn khó điều trị, giá đầu vào tăng.
Mô tả: 94tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9787
ISSN: B1510657
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.53 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.228.88


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.