Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/100719
Nhan đề: Biến động đặc điểm hình thái nông học và thành phần năng suất của các dòng lai ở thế hệ F3
Tác giả: Phạm, Thị Bé Tư
Trần, Thanh Tuyền B2008789
Từ khoá: Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng
Nông học
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu sự biến động đặc điểm hình thái nông học và thành phần năng suất của các dòng lai ở thế hệ F3 được được hiện nhằm mục tiêu xác định sự biến động về các tính trạng nông học của các cá thể trong quần thể. Từ đó, tuyển chọn các cá thể có mang đặc tính ưu việt về thành phần năng suất và phẩm chất góp phần vào công tác chọn tạo giống lúa mới cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng và phân tích trong phòng thí nghiệm ở vụ Hè Thu năm 2022. Phương pháp đánh giá đặc tính nông học được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN: 2021 và thang điểm đánh giá của IRRI, 2013 bao gồm thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số bông/bụi, chiều dài bông, độ thoát trổ, chiều dài lá cờ, tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt. Sự tương quan giữa các đặc tính nông học, hệ số di truyền và hiệu quả chọn lọc cũng được thực hiện. Kết quả ghi nhận có sự biến động về các đặc tính nông học giữa các cá thể trong quần thể. Kết quả trong tổng số 92 dòng lai, chọn được 11 dòng lai có các đặc tính nông học tốt, thời gian sinh trưởng từ 87 - 94 ngày; chiều cao cây 100,5 cm; số bông/bụi 14 bông; chiều dài bông 25,8 cm; độ thoát trổ 5,6 cm; chiều dài lá cờ 28,5 cm; tổng số hạt 136 hạt; số hạt chắc 95 hạt; tỷ lệ hạt chắc 69,8%; khối lượng 1000 hạt 28,6 gram; khối lượng bụi 22,6 gram. Hiệu quả chọn lọc cao đối với tính trạng độ thoát trổ (42,6%) và tổng số hạt (27,9%), trung bình đối với tính trạng chiều dài lá cờ (9,6%), tỷ lệ hạt chắc (9,5%) và chiều dài bông (8,4%). Kết quả phân tích sự tương quan giữa các đặc tính nông học cho thấy, hầu hết các tính trạng có sự tương chặt và tương quan thuận với nhau, trong đó, tính trạng tổng số hạt có sự tương quan chặt chẽ và tương quan thuận với tính trạng số hạt chắc với hệ số tương quan r = 0.82. Kết quả này làm cơ sở bước đầu cung cấp nguồn vật liệu cho quá trình chọn lọc kế tiếp theo hướng năng suất và chất lượng. Từ khoá: Đặc tính nông học, hiệu quả chọn lọc, tương quan, quần thể F3
Mô tả: 48 trang
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/100719
Bộ sưu tập: Trường Nông nghiệp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.26 MBAdobe PDF
Your IP: 3.22.81.40


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.