Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/102397
Nhan đề: Thực nghiệm nuôi lươn (Monopterus albus) trong hệ thống tuần hoàn nước tại tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Lam, Mỹ Lan
Phạm, Hữu Phước
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Thực nghiệm nuôi lươn (Monopterus albus) trong hệ thống tuần hoàn nước được thực hiện nhằm đánh giá tăng trưởng, tỉ lệ sống, năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình tại 2 hộ nuôi lươn ở huyện Châu Thành và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Diện tích mỗi bể nuôi ở hộ 1 là 6m2 và hộ 2 là 20 m2 . Lươn thả nuôi có khối lượng trung bình ở bể 1 là 17,4 ± 2,15 g/con, bể 2 là 12,1 ± 2,86 g/con, bể 3 là 17,0 ± 1,85 g/con và bể 4 là 7,56 ± 1,31 g/con. Mật độ thả 300 con/m2. Các chỉ tiêu như nhiệt độ dao động từ 27,5 – 28,8°C, pH 7 – 8, oxy hòa tan (DO) 3,5 – 5 mg/L, NO2 - 0,5 – 1 mg/L và TAN là 0,5 – 2 mg/L trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của lươn. Sau 5 tháng nuôi, khối lượng của lươn trung bình dao động từ 87,5 ± 7,44 – 150 ± 14 g/con, tỉ lệ sống của lươn dao động từ 71,7 – 84,6%. Năng suất dao động từ 11,7 – 23,5 kg/m2 và FCR dao động từ 0,81 – 0,89. Lợi nhuận thu được từ 2.165.740 – 12.703.368 đồng/6m2 , và tỉ suất lợi nhuận từ 15,8 – 81,1%. Kết quả cho thấy, thả lươn với kích cỡ 17,4 ± 2,15 g/con đạt tăng trưởng tốt hơn so với các bể thả lươn kích cỡ nhỏ hơn. Tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả tài chính đạt cao nhất là bể thả lươn kích cỡ 17,0 ± 1,85 g/con. Thả lươn kích cỡ 7,56 ± 1,31 g/con hiệu quả mô hình thấp.
Mô tả: 15tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/102397
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
706.25 kBAdobe PDF
Your IP: 3.138.34.93


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.