Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/102973
Title: Đặc điểm dinh dưỡng của cá Hyporhamphus limbatus (Valenciennes, 1847) ở Bạc Liêu và Cà Mau
Authors: Đinh, Minh Quang
Lý, Văn Vương
Keywords: Sư phạm Sinh
Issue Date: 2024
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Hyporhamphus limbatus là một trong những loài cá có vai trò thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy nhiên thông tin về loài cá này còn hạn chế, đặt biệt là thông tin về đặc điểm sinh học dinh dưỡng của chúng. Những đặc điểm này sau khi làm sáng tỏ sẽ góp phần vào những hiểu biết sự thích nghi sinh thái của loài và cơ sở cho nghiên cứu nuôi nhân tạo chúng. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện tại Bạc Liêu và Cà Mau, 2 tỉnh loài cá này đã và đang đánh bắt phục vụ cho nhu cầu thực phẩm và thương mại của ngư dân địa phương nhằm cung cấp dẫn liệu về đặc điểm sinh học dinh dưỡng của loài cá này, như hình thái ống tiêu hóa, tính ăn được xác định thông qua chỉ số sinh trắc ruột (RGL), cường độ bắt mồi được xác định thông qua chỉ số sinh trắc dạ dày (GI), hệ số béo Clark và phổ thức ăn của chúng. Kết quả phân tích 374 cá thể (204 đực và 170 cái) thu được tại Phước Long – Bạc Liêu và Đầm Dơi – Cà Mau bằng lưới đăng cho thấy loài cá này thuộc nhóm cá ăn động vật. RGL dao động không phụ thuộc giới tính (t-test, t=-0.,1798, df=273, p=0,8586) nhưng phụ thuộc địa điểm thu mẫu (t=-2.,714, p=0,0071). Bên cạnh đó, sực tác động đồng thời của hai yếu tố này cũng không gây ảnh hưởng đến chỉ số RGL của loài cá này (Two – way ANOVA, F=0,2928, p=0,589). Cường độ bắt mồi (GI) của loài là 2,36±0,95 SE. Chỉ số GI không bị tác động theo yếu tố giới tính (t=1,8485, p=0,0667) và cũng không có khác biệt mang ý nghĩa thống kê theo địa điểm (t=0,761, p=0,4475) và giới tính×địa điểm (Two – way ANOVA, F=0,364, p=0,5475). Hệ số béo Clark của loài Hyporhamphus limbatus (0,28±0,05 SE ) khá thấp so với một số loài cá tại khu vực vùng ĐBSCL) và không chịu ảnh hưởng của các yếu tố giới tính (t=1,29730, p=0,20) và giới tính×địa điểm (Two – way ANOVA, F=0,902, p=0,34), tuy nhiên khác biệt có ý nghĩa thống kê theo giới tính Phổ thức ăn của loài cá lìm kìm bên được chia thành 4 nhóm: Giáp xác chiếm 8,23%, thành phần thức ăn khác chiếm 12,34%, côn trùng chiếm 19,22%, cá chiếm tỉ lệ cao nhất là 60,22%. Từ đó cho thấy phổ thức ăn của loài cá lìm kìm bên khá đa dạng. Biểu đồ Costello cho thấy cá là loại thức ăn được ưa thích nhất với khối lượng và tấn số xuất hiện đều chiếm phần trăm cao nhất, tiếp theo là nhóm côn trùng và cuối cùng là các nhóm thức ăn khác. Kết quả của đề tài là cơ sở cho hiểu biết về sự thích nghi sinh thái của loài cá này và là cơ sở để nghiên cứu nuôi nhân tạo loài này trong tương lai.
Description: 74 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/102973
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.99 MBAdobe PDF
Your IP: 18.217.10.152


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.