Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/102977
Nhan đề: Đặc điểm sinh học quần thể cá Periophthalmus gracilis (Eggert, 1935) ở một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Đinh, Minh Quang
Nguyễn, Kim Thoại
Từ khoá: Sư phạm Sinh
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu biến động quần thể của thòi lòi vạch (Periophthalmus gracilis) phân bố tại vùng ven biển (Duyên Hải, Trà Vinh và Trần Đề, Sóc Trăng) và vùng cửa sông (Đông Hải, Bạc Liêu và Đầm Dơi, Cà Mau), để làm cơ sở đánh hiện trạng khai thác của loài cá này. Kết quả phân tích 1.288 cá thể thu được bằng tay vào buổi đêm từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2022 bằng phần mềm FiSAT II cho thấy chiều dài trung bình của cá là 5,0 – 8,0 cm và L∞ là 7,5 cm ở VVB và 7,3 VCS. Đường cong tăng trưởng von Bertalanffy là Lt= 7,5(1- e-0,3(t+0,81) tại VVB và Lt=7,3(1- e-0,31(t+0,79)) tại VCS. Tốc độ tăng trưởng và tuổi thọ tối đa của quần thể ở VVB lần lượt là 1,22 và 10. Các giá trị này tại VCS là 2,21 và 9,67. Tại VCS, hệ số chết tổng, hệ số chết tự nhiên, hệ số chết do khai thác và hệ số khai thác lần lượt là: 1,76; 1,28; 0,48 và 0,28. Tại VVB, các giá trị này lần lượt là 1,64; 1,24; 0,40 và 0,24. Quần thể cá chưa bị khai thác quá mức do E ( 0,24 ở VVB và 0,28 ở VCS) thấp hơn so với E10 (0,71 ở VVB và 0,72 ở VCS), E50 (0,40 ở VVB và 0,40 ở VCS) và Emax (0,81 ở VVB và 0,80 ở VCS). Tuy nhiên cần hạn chế đánh bắt trong thời gian bổ sung quần thể của cá để đảm bảo quần thể cá phát triển ổn định. Nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và làm cơ sở đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên của loài cá này ở khu vực nghiên cứu.
Mô tả: 67 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/102977
Bộ sưu tập: Khoa Sư phạm

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.79 MBAdobe PDF
Your IP: 3.16.69.199


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.