Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/102985
Title: Hình thái và cấu trúc hang cá Periophthalmus gracilis (Eggert, 1935) ở một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
Authors: Đinh, Minh Quang
Phan, Thị Anh Thư
Keywords: Sư phạm Sinh
Issue Date: 2024
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Cá bùn (mudskippers) là một nhóm loài đặc biệt do chúng có khả năng “hô hấp khí trời” giống như động vật sống trên cạn thông qua mang nên chúng có khả năng sống trong nước và sống trên các bãi bùn. Hang của chúng đa dạng về hình thái và cấu trúc nhưng đến nay thông tin này còn hạn chế đối với một số loài cá bùn trong đó có loài Periophthalmus gracilis ở vùng bãi bồi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chúng xuất hiện khá nhiều. Để hiểu rõ được hình thái và cấu trúc của loài này, nghiên cứu hiện tại được thực hiện tại bốn địa điểm ở vùng ven biển ĐBSCL, gồm: Duyên Hải - Trà Vinh (DHTV), Trần Đề - Sóc Trăng (TĐST), Đông Hải - Bạc Liêu (ĐHBL) và Đầm Dơi - Cà Mau (ĐDCM). Hang của cá được đúc khuôn bằng nhựa tổng hợp pha với phụ gia với tỉ lệ 98% nhựa : 2% phụ gia trong chai nhựa 500 ml và đổ trực tiếp vào miệng hang vào lúc triều kiệt. Tất cả có 126 hang được thu trong 7 tháng, từ 7/2023 đến 01/2024, với 4 dạng là hình chữ “I”, “J”, “U” và “Y”, 1-2 miệng hang và 1-2 “chẩm” . Hang sâu nhất được tìm thấy ở TĐST (12,66±0,6 SE cm), tiếp theo là ĐHBL (11,73±0,57 SE cm), ĐDCM (11,34±0,65 SE cm) và nông nhất ở DHTV (9,35±0,51 SE cm) (F = 6,45; p < 0,05). Bên cạnh đó, hang có đường kính miệng nhỏ nhất được thu tại ĐHBL (1,28±0,07 SE cm), tiếp đến là DHTV (1,32±0,05 SE cm), ĐDCM (1,54±0,1 SE cm) và lớn nhất là TĐST (1,62±0,06 SE cm) (F = 7,00; p<0,05). Ngoài ra, chiều dài tổng cũng có sự khác biệt theo điểm (F = 16,76, p < 0,05), hang dài nhất ở TĐST (17,6±0,45 SE cm), hang ngắn nhất tại ĐHBL (12,5±0,9 SE cm) và giá trị này ở DHTV (13,1±0,58 SE cm), ĐDCM (14,51±0,66 SE cm) là xấp xỉ nhau. Các thông số chiều sâu và dài tổng cũng biến động theo hình dạng hang (One-Way ANOVA, p <0,05 cho cả hai trường hợp). Xét theo dài tổng, dạng “U” có giá trị trung bình chiều dài tổng lớn nhất (15,76±1,76 SE cm), kế đến là dạng “J” (15,52±0,45 SE cm), dạng “I” (12,87±0,67 SE cm) và “Y” (12,78±0,9 SE cm) có giá trị tương đương nhau. Xét theo chiều sâu, giá trị trung bình chiều sâu hang hình chữ I (12,87±0,67 SE cm) là hang sâu nhất, tiếp đến là dạng “J” (12,61±0,37 SE cm) có giá trị trung bình chiều sâu cao hơn với với giá trị này ở dạng “Y” (9,21±0,4 SE cm) và hang nông nhất là dạng “U” (6,89±0,8 SE cm). Bên cạnh đó, chiêu sâu hang còn chịu sự tác động đồng thời của cả 2 yếu tố mùa và địa điểm; chiều dài tổng thì chịu sự tác động của điểm thu mẫu và hình dạng hang. Các kết quả này giúp hiểu rõ hơn về sự thích nghi sinh thái của loài này và làm cơ sở cho nghiên cứu tiêp theo về sinh học của chúng tại khu vực nghiên cứu.
Description: 66 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/102985
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.13 MBAdobe PDF
Your IP: 52.15.74.25


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.