Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103138
Nhan đề: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của giun đất (Annelida: Oligochaeta) ở vùng Đông Nam Bộ - Việt Nam
Tác giả: Lâm, Hải Đăng
Phan, Thanh Quốc
Nguyễn, Quốc Nam
Từ khoá: Đông Nam Bộ
Giun đất
Phân bố
Việt Nam
Đa dạng loài
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp;Tập 12, Số 08 .- Tr.10-25
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích 8.114 cá thể từ 263 điểm thu mẫu từ năm 2016 đến 2021 và tổng kết từ các nghiên cứu trước đây, đã ghi nhận 44 loài thuộc 12 giống và 6 họ giun đất ở vùng Đông Nam Bộ - Việt Nam. Trong đó, họ Megascolecidae chiếm ưu thế tuyệt đối với 37 loài (chiếm 84,09%), họ Moniligastridae và Octochaetidae mỗi họ có 2 loài, các họ còn lại Almidae, Rhinodrilidae và Ocnerodrilidae mỗi họ có 1 loài. Giống Metaphire có 21 loài, chiếm ưu thế so với các giống còn lại, kế đến là giống Amynthas (8 loài) và Polypheretima (5 loài). Khu hệ giun đất ở vùng Đông Nam Bộ (H’ = 3,93) có độ đa dạng loài cao hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long (34 loài; H’ từ 1,79 đến 3,49), có Pontoscolex corethrurus là loài chiếm ưu thế về số lượng cá thể trong khi Amynthas polychaetiferus là loài chiếm ưu thế về sinh khối. Độ đa dạng về loài giun đất giảm dần theo độ cao từ vùng đồi núi xuống đến đồng bằng. Nhóm đất phù sa có độ đa dạng loài cao nhất, đến đất xám và thấp nhất là đất đỏ vàng. Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày có độ đa dạng cao nhất, đến rừng, đất trồng cây lâu năm và bãi hoang.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103138
ISSN: 0866-7675
Bộ sưu tập: Khoa học ĐH Đồng Tháp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.14 MBAdobe PDF
Your IP: 3.144.6.85


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.