Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103140
Nhan đề: Ảnh hưởng của các mô hình canh tác nông nghiệp đến hàm lượng chất hữu cơ và đạm trong đất ở núi Dài tỉnh An Giang
Tác giả: Trần, Văn Hữu
Nguyễn, Thị Thu Xuân
Nguyễn, Thị Phương
Từ khoá: An Giang
Chất hữu cơ
Đất dốc
Hàm lượng đạm trong đất
Kiểu sử dụng đất
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp;Tập 12, Số 08 .- Tr.60-65
Tóm tắt: Việc chuyển đổi các kiểu sử dụng đất bằng những mô hình canh tác khác nhau trên vùng đất dốc có thể sẽ giảm một lượng lớn dinh dưỡng đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ và đạm trong đất . Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mô hình canh tác nông nghiệp đến hàm lượng chất hữu cơ và đạm trong đất khu vực núi Dài, tỉnh An Giang. Nghiên cứu được thực trên 3 mô hình canh tác chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên sang các mô hình vườn rừng hoặc rừng trồng hoặc chuyên vườn lần lượt ở 2 độ sâu gồm là tầng 0- 20 cm và 20- 50 cm. Mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu hóa học bao gồm pH, EC, chất hữu cơ và hàm lượng đạm tổng số. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên đất vườn rừng hàm lượng chất hữu cơ đạt thấp nhất (3,1%) so với mô hình có xen canh với rừng (4,3%) ở cả 2 tầng 0-20 và 20-50 cm. Hàm lượng đạm tổng số trên đất vườn đạt thấp (0,1%) hơn trên đất rừng trồng (0,2%) ở độ sâu 0-50 cm. Như vậy, trên đất dốc hoặc đất đồi núi nên có sự xen canh vườn rừng hoặc duy trì diện tích đất rừng để bảo vệ chất lượng đất.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103140
ISSN: 0866-7675
Bộ sưu tập: Khoa học ĐH Đồng Tháp

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
334.85 kBAdobe PDF
Your IP: 3.145.89.181


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.