Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103459
Nhan đề: Ảnh hưởng của việc tiếp xúc độ mặn ở giai đoạn phát triển phôi đến các chỉ tiêu sinh lý của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở giai đoạn cá hương
Tác giả: Đỗ, Thị Thanh Hương
Nguyễn, Ngọc Hân
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2024
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp xúc độ mặn ở giai đoạn phát triển phôi lên các chỉ tiêu sinh lý của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở giai đoạn cá hương. Thí nghiệm được thiết kế với 2 nhân tố, gồm 12 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Trứng sau khi thụ tinh được ấp ở các độ mặn (0‰, 1‰, và 2‰), sau khi nở cá bột được ương ở các độ mặn (0‰, 4‰, 8‰ và 12‰). Sau 35 ngày ương, mẫu cá được thu để đánh giá các chỉ tiêu sinh lý như khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT), và hoạt tính của các enzyme tiêu hóa. Kết quả phân tích cho thấy ASTT của cá ương tăng khi độ mặn tăng, và chịu ảnh hưởng của độ mặn ấp (p<0,05). ASTT trung bình của cá tăng từ 266 ±13,3 mOsm/kg đến 396 ± 9,75 mOsm/kg, cao nhất ở nghiệm thức ấp 2‰ ương 12‰ (396 ± 9,75 mOsm/kg) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Hoạt tính enzyme trypsin, amylase và pepsin của cá ương có xu hướng tăng khi độ mặn tăng nhưng không chịu ảnh hưởng của độ mặn ấp (p>0,05). Kết quả thí nghiệm cho thấy sự tiếp xúc sớm với độ mặn của cá có thể ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh lý ở giai đoạn cá hương, đặc biệt là chỉ tiêu ASTT.
Mô tả: 17tr.
Định danh: 127.0.0.1:8080/jspui/handle/123456789/103459
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
666.46 kBAdobe PDF
Your IP: 3.128.255.103


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.