Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103719
Title: | Ảnh hưởng mật độ tảo lam (Oscillatoria sp.) đến sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) |
Authors: | Nguyễn, Thị Kim Liên Đỗ, Phạm Tuyết Trang |
Keywords: | Nuôi Trồng Thuỷ Sản |
Issue Date: | 2024 |
Publisher: | Trường Đại Học Cần Thơ |
Abstract: | Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của mật độ tảo khác nhau lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức gồm (1) Nghiệm thức đối chứng (NT1) không có bổ sung tảo, (2) Nghiệm thức 2 (NT2) (6.000 ct/mL; (3) nghiệm thức 3 (NT3) (16.000 ct/mL) và nghiệm thức 4 (NT4) (26.000 ct/mL). Mẫu tảo được bổ sung vào các bể tôm giai đoạn 63 ngày nuôi. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm, ngoài trừ các chỉ tiêu NO2 - , PO4 3- và chlorophyll-a vượt ngưỡng cho phép. Nghiên cứu đã ghi nhận được 21 loài tảo. Thành phần loài và mật độ tảo của các nghiệm thức dao động từ 3-9 loài và 604.944-395.413.667 ct/L. Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng tôm khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Tỷ lệ sống của tôm ở NT4 thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức khác. Hệ số FCR và FER ở các nghiệm thức dao động lần lượt là 1,3-2,3 và 0,44-0,79, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) giữa các nghiệm thức NT2, NT3, NT4 với NT1. Nghiệm thức có bổ sung tảo với mật độ càng cao thì chất lượng tôm (gồm màu sắc, cấu trúc cơ thịt, đáng giá cảm quan) càng thấp. Tuy nhiên, thành phần sinh hóa khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức. |
Description: | 32tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103719 |
Appears in Collections: | Trường Thủy sản |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 774.01 kB | Adobe PDF | ||
Your IP: 3.17.173.252 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.