Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103728
Title: Khảo sát thành phần và biến động cá tự nhiên ở mô hình lúa nổi ở huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
Authors: Lê, Văn Dũ
Nguyễn, Xuân Đạt
Nguyễn, Trung Quân
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: May-2024
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Long An có mạng lưới sông ngòi kênh rạch khá dày đặc. Ngoài ra, hệ sinh thái đồng ruộng có diện tích lớn nhất trong tất cả các hệ sinh thái ở tỉnh Long An, được phân bố rộng khắp tỉnh. Mô hình lúa nổi tại tỉnh Long An có thể sinh trưởng tốt trong mùa lũ, giúp tạo không gian để chứa nước lũ, tạo môi trường sống cho các loài cá và giúp bảo tồn nguồn gen các loài cá. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về các loài cá vẫn chưa đầy đủ, điều đó dẫn tới nhiều khó khăn trong quản lý và bảo tồn nguồn cá tự nhiên tại đây. Vì thế, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu về cá càng trở nên có ý nghĩa và cần thiết nhằm phục vụ tốt cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá. Việc xác định được nguyên nhân và những nguy cơ làm suy giảm nguồn cá tự nhiên từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá là vô cùng cần thiết. Đề tài này được thực hiện từ tháng 12/2023 đến tháng 5/2024 tại mô hình lúa nổi ở xã Vĩnh Đại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Mục đích của đề tài là khảo sát hiện trạng cá tự nhiên trong mô hình lúa nổi, phân tích các nguyên nhân làm biến động nguồn cá tự nhiên từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn cá tự nhiên. Nghiên cứu tiến hành thu mẫu bằng dớn, lưới kéo, lưới cào để đánh bắt, thu mẫu cá tại 15 vị trí bên trong mô hình mô hình lúa nổi và tại các kênh rạch xung quanh mô hình lúa nổi thu được 20 loài cá thuộc 15 họ trong 6 bộ. Ngoài ra, đề tài cũng tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ dân sống trong địa bàn. Kết quả phỏng vấn ghi nhận có 17 loài cá, 12 họ và 4 bộ, số loài ít hơn thu mẫu thực tế. Nhìn chung người dân nhận thấy sản lượng cá tự nhiên bị suy giảm nhiều so với những năm trước đây. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đánh bắt quá mức, sử dụng các ngư cụ mang tính tận diệt cao, lạm dụng thuốc trừ sâu và đê bao khép kín làm suy giảm nguồn lợi cá tự nhiên tại nơi đây. Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao ý thức người dân về việc không khai thác cá quá mức và hạn chế việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá tự nhiên tại đây.
Description: 93 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103728
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
3.18 MBAdobe PDF
Your IP: 18.116.52.29


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.