Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103731
Title: Đánh giá hiện trạng mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Hậu Giang
Authors: Nguyễn, Sương Nguyệt Ánh
Đào, Thị Hải Yến
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: May-2024
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Rau an toàn là một loại thực phẩm không thể thiếu đối với mỗi bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình người Việt Nam. Những loại rau sạch, được sản xuất và canh tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nguồn cung cấp những dưỡng chất thiết yếu như vitamin, khoáng chất và chất xơ, góp phần bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Không chỉ vậy, rau an toàn còn hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất hóa học, kim loại nặng và tác nhân gây ô nhiễm, mang lại sự an tâm và tin tưởng cho người tiêu dùng. Chính vì những lợi ích và tiện ích vượt trội này, nhu cầu về các loại rau sạch, rau hữu cơ ngày càng tăng cao trong những năm gần đây và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Đề tài “Đánh giá hiện trạng mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Hậu Giang” được nghiên cứu từ tháng 12/2023 đến tháng 05/2024 tại các vùng sản xuất rau an toàn ở Thị xã Long Mỹ và huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của đề tài là đánh giá được hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Hậu Giang. Đề tài được thực hiện theo các phương pháp cơ bản như thu thập số liệu sơ cấp, khảo sát thực địa và phỏng vấn 3 cán bộ quản lý của 3 hợp tác xã trồng rau an toàn. Số liệu phỏng vấn sau khi khảo sát được lưu trữ và nghiên cứu trên máy vi tính thông qua phần mềm Microsoft Office Excel 2016 để tổng hợp và vẽ biểu đồ thể hiện cụ thể hơn. Kết quả khảo sát ghi nhận mô hình trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với rau trồng theo phương pháp thông thường, mang lại các tác động tích cực về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, giúp cho các hộ dân trồng rau tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế, phát triển nông thôn cho địa phương và góp phần nâng cao nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người dân ở địa phương tham gia lao động sản xuất. Việc canh tác rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP giúp hạn chế được việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi, giúp môi trường xoá bỏ những hệ luỵ như thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí. Để mô hình canh tác nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững, các đề xuất được đưa ra như sau: Thiết lập các mối liên kết giữa người sản xuất rau an toàn và doanh nghiệp, doanh nghiệp hỗ trợ trước cho nông dân, sản phẩm đầu ra mang nhãn hiệu doanh nghiệp để hình thành “chuỗi giá trị rau an toàn bền vững” giúp hỗ trợ cho việc tiêu thụ và phát triển, mở rộng mối liên kết giữa nông dân với nông dân thông qua hình thành hợp tác xã/tổ hợp tác rau an toàn.
Description: 86 tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103731
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.1 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.184.125


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.