Please use this identifier to cite or link to this item:
https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103732
Title: | Thực trạng phát sinh rác thải nhựa tại trường THPT Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang |
Authors: | Võ, Thị Phương Linh Nguyễn, Thị Cẩm Hài Đinh, Ngọc Hân |
Keywords: | Quản lý Tài nguyên và Môi trường |
Issue Date: | May-2024 |
Publisher: | Trường Đại học Cần Thơ |
Abstract: | Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng phát sinh rác thải nhựa tại trường THPT Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Từ đó đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả về rác thải nhựa. Nghiên cứu tiến hành khảo sát học sinh với hình thức trực tiếp bằng phiếu khảo sát bán cấu trúc. Thông qua đó ta biết được số lượng học sinh của 3 khối thực hiện khảo sát gần bằng nhau với (32 %) đối với lớp 10 và lớp 12, nhiều nhất là lớp 11 với (35,7 %). Về giới tính trong 70 học sinh được phỏng vấn tỉ lệ học sinh nam chiếm (53%) và nữ chiếm tỉ lệ (47%) tỷ lệ giới tính không chênh lệch nhiều. Dựa vào phương pháp thống kê mô tả với các hàm tín giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), trung bình (Average), tỉ lệ % được sử dụng nhằm giúp ta thống kê lại số liệu để tóm tắt lại từ đó để cho ta thấy được kết quả nghiên cứu cho thấy tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh trong toàn trường trong một ngày khoảng 77,6kg , khối lượng chất thải nhựa phát sinh trung bình trên người trên ngày là 0,064(kg/người/ngày). Chất thải nhựa tại trường THPT Vĩnh tường gồm 6 nhóm chính là chai nhựa (93%), ống hút (88% ), túi nilon (80%), ly nhựa (64%) hộp xốp (55%) và muỗng, nĩa nhựa (43%). Phần lớn học sinh được phỏng vấn đều có nhận thức về tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường (đất, nước,không khí), mỹ quan đô thị, sức khỏe con người và sinh vật. Cụ thể, có 67% học sinh cho rằng mỹ quan xung quanh khu vực sống bị ảnh hưởng do rác thải nhựa. Kế tiếp là gây ra các bệnh nguy hiểm với 51% và giảm khả năng miễn dịch là 37%. Do nhận thức được ảnh hưởng của rác thải nhựa với môi trường nên hầu hết học sinh (94%) sẵn sàng giảm việc sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn có 6% học sinh được phỏng vấn không sẵn sàng thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa do nhựa ích tốn chi phí hơn các sản phẩm khác và vì các sản phẩm từ nhựa khá là tiện ích dễ sử dụng, nhỏ, gọn và sau khi sử dụng xong chúng ta có thể vứt đi. Vì vậy để giảm khối lượng rác thải nhựa phát sinh thì nhà trường nên nâng cao ý thức cho học sinh trong việc sử dụng rác thải nhựa. Một số giải pháp có thể áp dụng như: (1) Bố trí các thùng rác khác màu nhau để tiện cho việc phân loại rác thải nhựa; (2) Tổ chức các cuộc thi về tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa nhằm giúp các em học sinh sáng tạo ra các sản phẩm có ít từ nhựa đã qua sử dụng để có thể trang trí lớp học và hạn chế bỏ rác thải nhựa ra môi trường góp phần giúp cho môi trường trở nên Xanh - Sạch - Đẹp. |
Description: | 80 tr. |
URI: | https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103732 |
Appears in Collections: | Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
_file_ Restricted Access | 6.03 MB | Adobe PDF | ||
Your IP: 13.58.105.80 |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.