Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103740
Nhan đề: Quản lý chất lượng nước ao nuôi tôm tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
Tác giả: Lê, Ngọc Kiều
Trần, Quốc Thành
Nguyễn, Trọng Nhân
Từ khoá: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Năm xuất bản: thá-2024
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Môi trường nước trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng được đánh giá nhằm làm cơ sở giúp cho người nuôi và các nhà quản lý đề ra những giải pháp thích hợp quản lý môi trường ao nuôi được thành công và bền vững. Chất lượng nước trong ao nuôi tôm được đo nhanh trực tiếp tại hiện trường và kết hợp với số liệu quan trắc của huyện để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước trong ao và ngoài ao. Đo đạc tính chất vật lý của nước tại hiện trường cho một lần đo với tần suất 10 giây/ lần và đo liên tục trong thời gian 10 phút, trong 3 ngày 31/1 đến 2/2/2024. Bên cạnh đó kết hợp với số liệu phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên từ người dân nuôi tôm để tìm hiểu về cách thức quản lý nguồn nước và đánh giá nhận thức của người dân về việc bảo vệ môi trường nước. Chất lượng nước trong các ao đều được người nuôi duy trì ở ngưỡng thích hợp cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và nằm trong quy định của QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, ngoại trừ chỉ tiêu độ mặn ở mức thấp, NH3 vượt ngưỡng và chỉ tiêu NH4 đã vượt QCVN 08:2023/BTNMT. Kết quả quan trắc nước mặt tại 5 vị trí đã ô nhiễm hữu cơ (COD, TSS, TOC), kim loại nặng (Fe). Kết quả WQI đã cho thấy tại đợt 5 (tháng 10) và đợt 6 (tháng 12) đã có chất lượng nước hầu hết ở mức kém do đa số các điểm quan trắc đều chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm hữu cơ và vi sinh trong nước. Qua kết quả phỏng vấn 30 hộ dân tại địa phương, hầu hết đáp ứng được kỹ thuật cơ bản về thiết kế ao nuôi nhưng chưa có ao lắng để xử lý nước đầu vào và đầu ra. Hoá chất được sử dụng thường xuyên ở mọi giai đoạn của tôm. Nhận thức người dân về chất lượng nước cơ bản còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức xử lý nước ao tôm trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Giá trị trung bình môi trường nước trong ao nuôi: nhiệt độ (28,7 - 30,7°C), pH (6,68 - 8,36), DO (224,5 - 230,4 mg/L), EC (111,9 – 6136,7 µS/cm), độ mặn (0,19 – 3,04), NH3 (0,1 - 2,13 mg/L), NH4 (0,1 - 1,9 mg/L) và TDS (0,25 – 3,61 mg/L). Môi trường nước trong ao nuôi tôm có chất lượng nước kém hơn so với ngoài ao nuôi. Việc sử dụng thức ăn hiệu quả tránh tình trạng dư thừa và sử dụng các loại men vi sinh định kỳ để kiểm soát môi trường nước luôn ở mức phù hợp cho tôm nuôi là thực sự cần thiết.
Mô tả: 96 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103740
Bộ sưu tập: Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.67 MBAdobe PDF
Your IP: 3.140.185.250


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.