Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103761
Nhan đề: Đặt điểm ngữ nghĩa của loại từ tiếng Việt
Tác giả: Võ, Thị Minh Hà
Hoàng, Thị Yến
Lâm, Thị Hòa Bình
Từ khoá: Loại từ tiếng Việt
Đặc điểm ngữ nghĩa
Nghĩa khái quát
Nghĩa bị hư hóa
Rỗng nghĩa
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống;Số 01 .- Tr.14-21
Tóm tắt: Loại từ tiếng Việt là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trong suốt một thế kỉ qua. Có thể nói, đây là vấn đề tồn tại nhiều ý kiến đa chiều nhất trong nghiên cứu Việt ngữ. Trên cơ sở tổng hợp các thành tựu nghiên cứu và quan điểm của các nhà Việt ngữ, bài viết này cố gắng phác họa bức tranh tổng thể về đặc điểm ngữ nghĩa của loại từ tiếng Việt. Loại từ là một tiểu loại danh từ, có chung một vị trí với danh từ đơn vị trong cấu trúc danh ngữ. Đa số các nhà Việt ngữ đều thống nhất quan điểm cho rằng, loại từ mang nghĩa khái quát bởi ý nghĩa ít nhiều bị hư hóa khi thay đổi chức năng ngữ pháp, chức năng quan trọng nhất của nó chính là phân loại danh từ. Tùy theo quan điểm của các nhà Việt ngữ, loại từ có thể là đơn vị từ vựng rỗng nghĩa hay có nghĩa, là lâm thời hay chuyên nghiệp, là giả hiệu hay thực sự, là biệt loại hay không biệt loại, là hình thức thuần túy hay chứa cả hình thức lẫn nội dung... Các góc nhìn đa dạng khi tiếp cận vấn đề của các nhà Việt ngữ đã khiến cho bức tranh ngữ nghĩa của loại từ thêm màu sắc, mặc dù cũng vì thế, nó gây không ít khó khăn cho người học tiếng Việt.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/103761
ISSN: 0868-3409
Bộ sưu tập: Ngôn ngữ và Đời sống

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.65 MBAdobe PDF
Your IP: 18.227.102.228


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.